Ba kiểu tình huống có vấn đề cơ bản trong DHHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường – lớp 12 (Trang 37 - 38)

1.3.3 .Quy trình tổ chức dạy học theo phƣơng pháp giải quyết vấn đề

1.3.4.2. Ba kiểu tình huống có vấn đề cơ bản trong DHHH

Cách thứ nhất: Tình huống nghịch lý - bế tắc

Tình huống có vấn đề đƣợc tạo ra khi kiến thức HS đã có khơng phù hợp (khơng đáp ứng đƣợc) với địi hỏi của nhiệm vụ học tập hoặc với TN. Tình huống nghịch lý bế tắc này thƣờng đƣợc sử dụng khi giảng dạy các bài:

Hình thành khái niệm mới, vận dụng và phát triển các kiến thức lí thuyết, hoặc mở rộng, phát triển khái niệm, quy luật đã hình thành trên cơ sở các lí thuyết khác nhau.

Nghiên cứu một tính chất mới mà bản thân HS đã học về chất đó nhƣng tính chất đó chƣa đƣợc đề cập đến.

Các bƣớc tạo tình huống nghịch lí- bế tắc gồm:

Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ có liên quan bằng cách cho HS nêu lại một kết luận, một nguyên tắc đã học.

Bước 2: Đưa ra một hiện tượng (có thể làm thí nghiệm, hoặc nêu ra một hiện tượng, một kinh nghiệm), mâu thuẫn hoặc trái hẳn với kết luận vừa được nhắc lại, điều đó sẽ gây ra sự ngạc nhiên.

Bước 3: Đi tìm nguyên nhân của mâu thuẫn hoặc giải thích hiện tượng lạ đó.

Cách thứ hai: Tình huống lựa chọn

Tình huống lựa chọn là tình huống có vấn đề đƣợc tạo ra khi HS phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều phƣơng án GQVĐ mà dƣờng nhƣ các phƣơng án đều đúng nhƣng chỉ có một phƣơng án duy nhất là đúng đắn để đảm bảo việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Đây là tình huống lựa chọn hoặc tình huống bác bỏ.

Các bƣớc tạo tình huống lựa chọn là:

Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ, nêu nhiệm vụ mới cần giải quyết. Bước 2: Làm xuất hiện mâu thuẫn, nêu các giả thuyết.

Bước 3: Phát biểu vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề hợp lý. Cách thứ ba: Tình huống “tại sao”- hay tình huống nhân quả

Là tình huống đƣợc tạo ra khi HS phải tìm đƣờng ứng dụng kiến thức trong học tập, trong thực tiễn hoặc tìm lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao” hoặc đi tìm nguyên nhân của một kết quả.

Đây là tình huống phổ biến thƣờng xuyên và rất hiệu dụng trong quá trình nhận thức nói chung và nhận thức hố học nói riêng. Trong DHHH, chúng ta thƣờng xun gặp phải tình huống “tại sao”. Đó là những khi cần giải thích những hiện tƣợng, những tính chất dựa vào những đặc điểm về cấu tạo của nguyên tố hay chất hoá học. Loại tình huống này giúp HS tích luỹ đƣợc vốn kiến thức vừa có chiều rộng và chiều sâu.

Các bƣớc tạo ra tình huống có vấn đề:

Bước 1: Nêu ra kiến thức đã học có liên quan đến một vấn đề cần khắc sâu. Bước 2: Đưa ra hiện tượng có mâu thuẫn với kiến thức cũ gây ra lúng túng, bế tắc khi GQVĐ trong học tập hay trong thực tiễn.

Bước 3: Tìm nguyên nhân của bế tắc, lúng túng và tìm những con đường khác nhau nhằm vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường – lớp 12 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)