Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 38 - 42)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đố

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

a) Các nhân tố thuộc về DNVVN:

Trong những năm gần đây, cùng với sự thơng thống của Luật doanh nghiệp, các DN đăng ký kinh doanh đã tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và vốn đăng ký, đặc biệt phải kể đến khu vực DNVVN- khu vực chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số các DN ở nước ta. Do vai trò quan trọng của DNVVN trong mục tiêu phát triển kinh tế nên chính phủ và các Bộ ngành Trung ương cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc khuyến khích các DNVVN phát triển. Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, các DNVVN rất cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các DNVVN đều đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn cần thiết cho hoạt động, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các DNVVN trên cả thị trường trong và ngoài nước. Điều này xuất phát từ chính bản thân các DNVVN, đó là:

Thứ nhất thơng tin của các DNVVN thường không minh bạch do hạn

chế kiến thức về kế tốn, về thơng tin tài chính…nên việc lập kế hoạch tài chính cũng như lập các báo cáo tài chính thiếu chính xác, khơng trung thực. Đặc biệt do chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với DNVVN nên một số DN đã cố tình “chế biến” số liệu, giấu lãi để hưởng chính sách ưu đãi thuế.

Thứ hai, chủ yếu các DNVVN khơng có tài sản làm đảm bảo (TSĐB) để vay vốn. Mặt khác việc chuyển giao quyền sở hữu về vốn góp bằng tài sản chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong q trình thẩm

định tài chính, thẩm định TSĐB.

Thứ ba, năng lực quản trị điều hành của chủ DNVVN kém, cịn thói quen điều hành quản trị theo kiểu gia đình. Việc lập kế hoạch kinh doanh,

tốt các thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế thị trường đầy biến động còn hạn chế.

Thứ tư, các DNVVN thiếu điều kiện tiếp cận công nghệ mới, chưa ứng dụng được công nghệ mới, các sản phẩm đưa ra thị trường khơng có tính cạnh

tranh.

Thứ năm, chưa có khả năng liên kết, hợp tác giữa các DNVVN với nhau, với các hiệp hội, với phịng thương mại, với ngân hàng…Tính thực thi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cịn hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh

của các DNVVN kém.

Đó là lý do mà trong thời gian qua các ngân hàng chưa dám đẩy mạnh đầu tư cho vay vào cộng đồng các DNVVN vì sợ rủi ro cao.

b) Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng:

 Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế để đạt được các mục tiêu đã

hoạch định của ngân hàng đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an tồn trong kinh doanh

của TDNH. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút khách hàng, đảm bảo

khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng và bảo đảm cơng bằng xã hội.

- Quy mơ tín dụng: thể hiện phần vốn mà ngân hàng sử dụng cho vay trong tổng tài sản của ngân hàng. Quy mơ tín dụng mà càng cao chứng tỏ NH sẵn sàng tham gia vào việc mở rộng tín dụng.

- Giới hạn tín dụng: đây là mức cho vay tối đa mà NH có thể cho vay với một đối tượng. Nó phụ thuộc vào nhu cầu vay của khách hàng, tỷ lệ vốn tự có của khách hàng, tài sản đảm bảo, vốn tự có của NH và các quy định giới

hạn của pháp luật.

- Kỳ hạn tín dụng: để thu hút khách hàng của mình NH thường tìm biện

pháp là đa dạng kỳ hạn. Đối với DNVVN chu kỳ sản xuất thường ngắn, tốc độ luân chuyển vốn nhanh nên thời hạn tín dụng sẽ ngắn hơn. Do đó, NH cần phải đưa ra kỳ hạn sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó NH có thể mở rộng tín dụng.

- Giá cả tín dụng: giá cả ở đây chính là lãi suất mà DN phải trả cho NH

cho quyền được sử dụng vốn của NH. Mức giá này NH đưa ra cần đảm bảo đủ hấp dẫn khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho NH.

 Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong

việc cấp tín dụng. Nó bao gồm các giai đoạn khác nhau, bắt đầu từ giai đoạn lập hồ sơ, phân tích TD, quyết định TD, giải ngân, giám sát thu nợ và thanh lý TD. Việc thiết lập một quy trình TD có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó làm cơ sở cho việc xây dựng một mơ hình tổ chức thích hợp tại NH. Dựa vào quy trình này NH sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của Luật pháp, là cơ sở để kiểm sốt tiến trình cấp TD và điều chỉnh chính

sách TD cho phù hợp với thực tiễn. Do đó, nếu NH thiết lập một quy trình thuận tiện cho khách hàng thì sẽ khuyến khích khách hàng vay vốn tại NH, từ

đó NH có thể mở rộng TD.

 Quy mơ vốn của NH:

Quy mô vốn của NH khẳng định sức mạnh tài chính của NH. Vốn tạo

niềm tin đối với người gửi cũng như người vay, đồng thời nó cũng tạo ra điều

kiện ràng buộc NH trong việc cho vay. NH chỉ có thể mở rộng TD khi quy mơ vốn của NH đủ lớn để đảm bảo với những người đi vay rằng NH có thể đáp ứng nhu cầu TD của họ một cách kịp thời, nhanh chóng.

 Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng:

Trong bất kể một lĩnh vực kinh doanh nào yếu tố con người ln có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh NH. Cán bộ TD phải là người có trình độ tổng qt, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn đề, có khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách thấu đáo. Khi cán bộ TD có trình độ cao, khả năng phân tích, đánh giá khách hàng tốt sẽ giúp NH có được những khách hàng tốt.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của NH:

Đây là yếu tố tạo nên tính hữu hình cho NH, việc sở hữu một cơ sở vật

hiện rất nhiều nghiệp vụ trong thanh tốn hay bảo lãnh,…Qua đó NH có thể mở rộng TD.

 Hoạt động Marketing của NH:

Marketing NH là một tập hợp các hoạt động của NH, từ việc phát hiện ra nhu cầu của nhóm khách hàng đã chọn và thoả mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống chính sách, biện pháp nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến. Thông qua hàng loạt các hoạt động như nghiên cứu nắm bắt nhu cầu khách hàng, đưa ra sản phẩm phù hợp, xây dựng kênh phân phối hiệu quả, quảng cáo, tài trợ, khuyến mãi, quan hệ công chúng,…thông qua hàng loạt các biện pháp trên NH có thể thu hút được khách hàng mới, đồng thời giữ chân khách hàng truyền

Chương 2

Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của NHNo&PTNT Việt Nam (AGRIBANK)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)