Những tồn tại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 70 - 72)

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những tồn tại

- Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN tuy tăng nhanh về số lượng và tỷ

trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay của đối tượng khách hàng này,

đặc biệt là vốn dài hạn.

- Một số chi nhánh tỉnh, thành phố còn thụ động trong tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của DNVVN nên chưa có giải pháp cụ thể và hiệu quả về mở rộng quan hệ với khách hàng DNVVN. Có chi nhánh cịn nặng về tư duy cũ, chỉ cho vay khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, phân biệt với khách hàng DNVVN . Đây cũng chính là hạn chế của hầu hết các NHTM của nước ta hiện nay.

Ông Trần Văn Tiến, Giám đốc công ty TNHH Đức Tiến cũng chỉ ra

rằng, bản thân chính sách tín dụng của NH cũng có sự phân biệt, gây thiệt thịi cho DNVVN. Đó là trường hợp DNNN vay vốn đầu tư khi gặp rủi ro sẽ được xem xét giảm cả lãi và vốn gốc, cịn DNVVN khi vay đã phải ký hợp đồng tín dụng lãi suất cao nhưng nếu gặp rủi ro bất khả kháng thì vẫn phải trả đủ mức lãi suất đó27F

28.

27 Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 346, tháng 3/207 “Giải pháp vốn tín dụng Ngân hàng cho DNVVN” tr.30

- Một hạn chế nữa của NHNo&PTNTVN là thủ tục cho vay đối với DNVVN còn rườm rà, đặc biệt là thủ tục thế chấp. Điều này đã gây ra một trở lực lớn cho các DNVVN trong q trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng.

Có DN ở Hải Phịng dẫn chứng, trước kia thế chấp NH ở địa phương này chỉ sử dụng sổ đỏ, có xác nhận của Phịng quản lý đất đai của Phường và cơng chứng, nhưng nay lại phải có thêm xác nhận của Phịng tài ngun mơi trường quận, huyện. Thế là mặc dù rất cần vốn nhưng DN bắt buộc vẫn phải đợi thêm 7 ngày nữa để chuyền hồ sơ từ phường lên quận28F

29.

- Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện trong quy định về xếp loại khách hàng, quy định về cho vay, lãi suất đều chưa có các quy định cụ thể theo từng phân khúc thị trường mà chỉ có một quy định duy nhất cho mọi đối tượng khách hàng.

Thực tế cũng bộc lộ rõ sự khắt khe, thậm chí được coi là vơ lý trong bản

thân các quy định của NH.

Như trường hơp của công ty Thành Long ở Bắc Giang. Để xây dựng nhà máy Nhơm hợp kim định hình, đơn vị này đã thế chấp tài sản vay Quỹ hỗ trợ phát triển 130 tỷ đồng. Nhưng khi thiếu vốn, theo quy định, Công ty Thành Long không thể thế chấp NH lần thứ hai. Chính vì vậy, dù nhà máy Nhơm đã đi vào hoạt động nhưng lại thiếu vốn lưu động nên thường xuyên phải dừng

sản xuất29F

30.

- Sản phẩm cả gói cho DNVVN cịn đơn điệu, hạn chế trong một số sản

phẩm cho vay, dịch vụ truyền thống, bên cạnh đó hệ thống cơng nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của thi trường nên chưa cho phép tạo ra sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với tính đa dạng của khách hàng DNVVN.

- Mơ hình quản lý từ trụ sở chính đến các chi nhánh tỉnh, thành phố đối

với lĩnh vực, khách hàng DNVVN mới hình thành, hiệu quả đạt chưa cao. Trình độ cán bộ cịn hạn chế trước những u cầu mới về Marketing, phân tích

29 http://www.mof.gov.vn (29/7/2007) “Vì sao DNVVN khó vay vốn?”

thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, vì vậy việc tiếp cận, mở rộng quan hệ cho

vay DNVVN gặp khó khăn.

- NHNo&PTNTVN đã quá coi trọng tài sản đảm bảo khi quyết định cho

vay, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới vốn huy động của NH vẫn cịn ứ đọng trong khi đó có khá nhiều dự án đang rất cần nguồn vốn đó. Điều đó lý giải tại sao một số các tổ chức tài chính, NH ở nước ngồi đã rất thành cơng trong việc cho vay các DNVVN khơng có tài sản đảm bảo như: Công ty NLFC (Nhật Bản), NH phát triển Trung Quốc (CDB)…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)