Định hướng phát triển DNVVN trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 76 - 78)

Xuất phát từ quan điểm và mục tiêu phát triển DNVVN, ngày

23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN 5 năm (2006-2010) bao gồm 9

nhiệm vụ, 7 nhóm giải pháp và 15 giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện từ

Trung ương đến địa phương.

Những định hướng cơ bản là:

Thứ nhất, Đảng tại Đại hội VI đã quán triệt quan điểm về phát triển kinh tế. Đó là: “thực hiện nhất qn chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.

Thứ hai, Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính

sách thuận lợi cho DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Bằng cách tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính theo hướng tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng

thoáng cho DNVVN và dịch vụ phát triển kinh doanh.

Thứ ba, phát triển DNVVN theo phương châm tích cực, vững chắc,

nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DNVVN gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển

DNVVN ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNVVN do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật,… làm chủ DN; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh

tranh cao.

Thứ tư, hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp

sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DNVVN. Khuyến khích các DNVVN tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội DN.

Thứ năm, nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển

các quỹ dành cho DNVVN, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng cho các DNVVN như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, quỹ đầu tư mạo hiểm, phát triển lĩnh vực cho thuê và cho vay không cần thế chấp, phát triển mơ hình tài chính vi mơ bền vững về mặt tài chính và được quản lý một cách chuyên nghiệp theo hướng thị trường.

Thứ sáu, tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị

trí, vai trị của DNVVN trong phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ bảy, thực hiện các chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu

mặt bằng sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường.

Như vậy, Quyết định 236/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch

phát triển DNVVN 5 năm 2006-2010 là một bước cụ thể hố chính sách, tạo

thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát triển cả về quy mô và chất lượng của các DNVVN ở nước ta. Mục tiêu từ năm 2006-2010 số DNVVN thành lập mới

khoảng 320.000 DN, nâng tổng số DNVVN lên trên 500.000, tỷ lệ tham gia

xuất khẩu đạt từ 3%-6% trong tổng số DNVVN, giải quyết việc làm mới cho khoảng 2,7 triệu lao động30F

31.

Đặc biệt, tháng 11/2004 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết với Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) dự án chương trình phát triển DNVVN

với trị giá 60 triệu USD nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các

DNVVN.

Chương trình Phát triển DNVVN cũng hỗ trợ giảm bớt các rào cản mà

các DNVVN gặp phải liên quan đến các tiêu chuẩn công nghiệp và kỹ thuật.

Điều này sẽ giúp các DNVVN tiếp cận tốt hơn với thị trường quốc tế. Ngồi ra, chương trình cũng hỗ trợ việc đăng ký DN có hiệu quả với chi phí thấp, cũng như hệ thống quy trình cấp phép. Mặt khác dự án sẽ xây dựng một chương trình điều phối liên Bộ để phát triển DNVVN, đơn giản hoá hệ thống kế toán cho DNVVN, tăng cường việc sử dụng đăng ký cho các giao dịch đảm bảo, thử nghiệm hệ thống đăng ký đất đai, phát triển hệ thống những tiêu chuẩn công nghiệp và kỹ thuật ở Việt Nam.

Như vậy, với rất nhiều định hướng như trên sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy các DNVVN phát triển và đồng thời nó cũng là những cơ hội tốt để các NHTM nói chung và NHNo&PTNTVN nói riêng hướng tới như những

khách hàng tiềm năng của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)