Kết quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 58 - 68)

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT

2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN

a) Hoạt động cho vay DNVVN:

Tính đến hết năm 2006 thì trên cả nước có khoảng trên 100.000

DNVVN đang có quan hệ vay vốn với các NHTM. Tổng dư nợ cho vay của

các NHTM đối với DNVVN hiện lên tới khoảng 160.000-170.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ USD. Điển hình trong lĩnh vực cho vay vốn DNVVN là NHNo&PTNTVN. Đây là NHTM có quy mô lớn nhất, chiếm

khoảng 1/3 thị phần hoạt động của toàn ngành ngân hàng. NHNo&PTNTVN

cũng đi đầu trong cho vay vốn DNVVN, chiếm khoảng 1/2 thị phần cung ứng vốn cho DNVVN. Hiện tại, NHNo&PTNTVN có quan hệ tín dụng với hơn

22.000 DNVVN , trong đó có 20.065 DNVVN hiện đang vay vốn, 1.916

DNVVN thuê tài chính, 173.932 hộ đăng ký kinh doanh đang vay vốn tại các

chi nhánh NHNo&PTNTVN21F

22.

Nhìn vào bảng số liệu ở bảng 2.3 ta thấy cơ cấu đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế thay đổi nhanh qua các năm. Đặc biệt là sự chuyển hướng đầu tư cho khách hàng DNVVN tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Nếu như năm 2004 tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN chỉ đạt 35.960 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 25,27%) thì đến năm 2005 đạt 49.088 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 30,46%), tốc độ tăng là 36,50% tương ứng với 13.128 tỷ đồng. Và sang năm 2006 dư nợ cho vay DNVVN đã tăng 17.172 tỷ đồng so với năm 2005 (đạt 660.260 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 35,56%), tốc độ tăng so với năm 2005 là 34,98%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng của NHNo&PTNTVN ln ở mức bình qn 25%, đây là một tỷ lệ khá lớn so với các NHTM khác. Nhờ đó đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của

nền kinh tế đặc biệt là khu vực DNVVN- khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng số các DN ở Việt Nam.

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay DNVVN so với tổng dư nợ của NHNo&PTNTVN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2004 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2005 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) (tỷ đồng) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 142.293 100 161.105 100 18.812 13,22 186.330 100 25.225 15,66 - Dư nợ cho vay DNVVN 35.960 25,27 49.088 30,46 13.128 36,50 66.260 35,56 17.172 34,98 - Dư nợ cho vay khác 106.333 74,73 112.017 69,54 5.684 5,34 120.070 64,44 8.053 7,19

( Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm cho vay DNVVN của NHNo&PTNTVN) Chú thích: Tổng dư nợ cho vay chỉ tính cho vay nền kinh tế, khơng tính các khoản đầu tư trên thị trường liên ngân hàng.

Theo ông Đỗ Tất Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNTVN- một ngân hàng chủ yếu giải ngân cho khu vực DN dân doanh đã đưa ra con số khá ấn tượng: tính đến hết 31/08/2007, dư nợ cho vay các DNVVN của AGRIBANK đạt 67.180 tỷ đồng, chiếm 33% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và đạt tốc độ tăng trưởng bình qn trên 10%/năm22F

23.

Có được kết quả như trên là do việc tăng trưởng nhanh, vững chắc của hoạt động huy động vốn tạo điều kiện để NHNo&PTNTVN mở rộng cho vay, thay đổi cơ cấu đầu tư, mở rộng đối tượng khách hàng nói chung và DNVVN

nói riêng. Trong thời gian qua, NHNo&PTNTVN đã tăng cường huy động vốn

từ các cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính quốc tế với thời hạn dài để đầu tư cho vay. Ngồi ra cịn do nhu cầu về vốn của khu vực DNVVN

ngày càng tăng cao để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố- hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn như hiện nay. Đặc biệt,

NHNo&PTNTVN đã ban hành các chính sách cho vay, giải quyết thủ tục đơn giản, giúp người dân được vay vốn thuận lợi. Một số đối tượng không phải thế

chấp tài sản bao gồm hộ vay dưới 10 triệu đồng, hộ vay sản xuất trang trại

dưới 30 triệu đồng, hộ vay nuôi trồng thuỷ sản dưới 50 triệu đồng, HTX xuất khẩu nông sản tới 500 triệu đồng, hộ vay khắc phục dịch cúm gia cầm dưới 50 triệu đồng,…Điều này đã tạo thuận lợi lớn cho phía DNVVN khi vay vốn tại NHNo&PTNTVN, do đó đã làm gia tăng tổng dư nợ cho vay đối với khu vực

kinh tế này23F

24.

Để có thể đánh giá một cách chính xác hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN, ngân hàng có thể xem xét dựa trên các chỉ tiêu như: dư nợ cho vay DNVVN phân theo thời gian, theo đồng tiền và theo lĩnh vực hoạt động.

 Xét theo thời hạn cho vay:

Qua bảng 2.4 ta có thể thấy rằng trong 3 năm liên tiếp dư nợ cho vay ngắn hạn luôn cao hơn dư nợ cho vay trung dài hạn.

Về dư nợ cho vay ngắn hạn: Năm 2005, dư nợ ngắn hạn đạt 32.308 tỷ đồng, tăng 9.632 tỷ so với năm 2004 với tốc độ tăng là 42,48%. Sang năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt mức 44.287 tỷ đồng, tăng 11.979 tỷ đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng là 37,07%. Nguyên nhân này là do phần lớn các DN tiếp cận vốn của NH là nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời về nguồn vốn lưu động, do vậy họ chỉ cần vay trong một thời gian ngắn. Mặt khác, việc tiếp cận với nguồn vốn này đối với các DNVVN cũng dễ hơn so với nguồn vốn trung dài hạn rất nhiều.

Về dư nợ cho vay trung dài hạn: năm 2005, cho vay trung dài hạn đạt 16.780 tỷ đồng, tăng 3.496 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng tương ứng là 26,32%. Năm 2006, cho vay trung dài hạn đạt 21.973 tỷ đồng, tăng 5.193 tỷ

đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng là 30,95%. Như vậy rõ ràng qua các

năm, tốc độ tăng cho vay ngắn hạn luôn cao hơn tốc độ tăng của cho vay trung dài hạn. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNTVN vẫn chú trọng cho vay ngắn

hạn, dù cho vay trung dài hạn có tăng qua các năm nhưng do mức độ rủi ro

cao nên NH vẫn dè dặt khi cho vay trung dài hạn, điều này gây khơng ít

những khó khăn cho các DNVVN có điều kiện tiếp cận vốn để thay đổi máy

móc, thiết bị có giá trị lớn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của

mình. Tuy nhiên, vẫn có một dấu hiệu đáng mừng là trong khi tốc độ tăng cho

vay ngắn hạn giảm từ 42,48% xuống còn 37,07% thì tốc độ tăng cho vay trung dài hạn lại tăng trưởng từ 26,32% lên 30,95%. Điều này thể hiện một xu hướng trong thời gian tới của NHNo&PTNTVN là sẽ tăng cường cho vay trung dài hạn cùng với cho vay ngắn hạn.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo thời gian và đồng tiền qua 3 năm gần nhất của NHNo&PTNTVN

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2004 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2005 +/- % +/- % Tổng dư nợ cho vay DNVVN 35.960 100 49.088 100 13.128 36,50 66.260 100 17.172 34,98 A. Dư nợ theo thời gian 1. Cho vay ngắn hạn 22.676 63,06 32.308 65,82 9.632 42,48 44.287 66,84 11.979 37,07 2. Cho vay trung dài hạn 13.284 36,94 16.780 34,18 3.496 26,32 21.973 33,16 5.193 30,95 B. Dư nợ theo nội, ngoại tệ 1. Dư nợ VNĐ 33.228 92,40 45.330 92,34 12.102 36,42 61.213 92,38 15.883 35,03 2. Dư nợ ngoại tệ quy đổi 2.732 7,60 3.758 7,66 1.026 37,55 5.047 7,62 1.289 34,30

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cho vay DNVVN qua 3 năm 2004,2005,2006 của NHNo&PTNTVN)

 Xét theo đồng tiền cho vay gồm VNĐ và ngoại tệ quy đổi (NTQĐ): Qua bảng số liệu ở trên ta có thể thấy rằng dư nợ cho vay bằng VNĐ luôn cao hơn dư nợ cho vay bằng NTQĐ.

Về dư nợ VNĐ: Năm 2005, dư nợ cho vay các DNVVN bằng VNĐ đạt 45.330 tỷ đồng, tăng 12.102 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng là 36,42%. Đến năm 2006, cho vay bằng VNĐ đã tăng là 61.213 tỷ đồng, tăng 15.883 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 35,03%.

Về dư nợ cho vay bằng NTQĐ: Năm 2005 dư nợ NTQĐ đạt 3.758 tỷ đồng, tăng 1.026 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng là 37,55%. Đến năm 2006, cho vay bằng NTQĐ đạt 5.047 tỷ đồng, tăng 1.289 tỷ đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng tương ứng đạt 34,30%.

Kết quả trên cho thấy, bên cạnh cho vay bằng VNĐ, NHNo&PTNTVN cũng đã đẩy mạnh cho vay bằng NTQĐ, điều này được thể hiện khá rõ qua tốc độ tăng trưởng của cho vay bằng ngoại tệ qua các năm ở bảng trên. Trong dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có một phần là các khoản cho vay dự án uỷ thác đầu tư.

 Xét theo lĩnh vực hoạt động:

Bám sát định hướng của Đảng, Chính phủ về phát triển DNVVN trong thời gian qua, hoạt động cho vay DNVVN theo ngành kinh tế của hệ thống NHNo&PTNTVN đã có những thay đổi theo hướng đầu tư đa dạng các ngành,

nghề. Hiện nay NHNo&PTNTVN phân dư nợ theo 4 ngành kinh tế như sau: Nông- lâm nghiệp; Công nghiệp- xây dựng; thương mại, du lịch, vận tải; và

các ngành khác.

Xét cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế thì thương mại, du lịch, vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ. Tỷ trọng ngành này chiếm khoảng gần 50% tổng dư nợ cho vay DNVVN trong cả 3 năm từ 2004-2006. Sở dĩ như vậy dịch vụ là nhóm ngành phân phối, địi hỏi vốn ít, dễ thành lập và hoạt động nên số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực này khá lớn vì thế tỷ trọng cho vay đối với ngành này là tương đối cao. Tiếp đến là tỷ trọng cho vay đối với ngành công nghiệp- xây dựng với tỷ trọng chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN. Tuy vậy đầu tư cho các ngành có thế mạnh như chế biến bảo quản nơng, lâm sản, thuỷ sản cịn chiếm tỷ lệ khiêm tốn (khoảng trên dưới 7%).

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DNVVN theo ngành kinh tế của NHNo&PTNTVN qua 3 năm gần nhất

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Số tiền Chênh lệch so với năm 2004 Số tiền Chênh lệch so với năm 2005 +/- % +/- %

I. Dư nợ cho vay ngắn hạn

đối với DNVVN 22.676 32.308 9.632 42,48 44.287 11.979 37,07

1. Nông-lâm nghiệp 1.354 2.986 1.632 120,53 7.720 734 24,58

2. Công nghiệp, xây dựng 7.210 8.972 1.762 24,44 12.178 3.206 35,72 3. Thương mại, du lịch,

vận tải 12.054 16.970 4.916 40,78 24.120 7.150 42,13

4. Ngành khác 2.058 3.380 1.322 64,24 4.269 889 26,30

II. Dư nợ cho vay trung dài

hạn đối với DNVVN 13.284 160.780

3.496

26,32 21.973 5.193 30,95

1. Nông-lâm nghiệp 0 0 0 - 1.021 1.021 -

2. Công nghiệp, xây dựng 7.768 9.230 1.462 18,82 11.972 2.742 29,70 3. Thương mại, du lịch,

vận tải 4.176 5.910 1.734 41,52 7.134 1.224 20,71

4. Ngành khác 1.340 1.640 300 22,39 1.846 206 12,56

( Nguồn: Báo cáo tổng kết cho vay DNVVN qua 3 năm gần nhất của NHNo&PTNTVN)

Nhìn chung, qua các năm dư nợ cho vay đối với tất cả các ngành đều tăng cả về số tương đối và tuyệt đối. Tuy nhiên, tăng mạnh nhất vẫn là hai ngành công

nghiệp- xây dựng và thương mại, du lịch, vận tải cịn nơng- lâm nghiệp và các

ngành khác cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn và có xu hướng giảm.

Như đã phân tích ở trên khi chia dư nợ theo thời gian thì ta thấy rằng

dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung dài hạn. Điều này cũng được thể hiện khá rõ khi ta chia nhỏ ở mỗi ngành kinh tế.

- Đối với cho vay ngắn hạn: Năm 2005, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với

lĩnh vực thương mại- dịch vụ đạt 16.970 tỷ đồng, tăng 4.916 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng là 40,78%. Đến năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với ngành này đạt 24.120 tỷ đồng, tăng 7.150 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 42,13%. Trong khi đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với ngành

nông- lâm nghiệp năm 2005 chỉ đạt 2.986 tỷ đồng, tăng 1.632 tỷ đồng so với

năm 2004 với tốc độ tăng là 120,53%, đến năm 2006 đạt 3.720 tỷ đồng nhưng chỉ tăng 734 tỷ đồng so với năm 2005 và tốc độ tăng đã giảm xuống còn 24,58%.

- Đối với cho vay trung dài hạn: Nhìn trên bảng biểu ta thấy rằng chiếm

tỷ trọng đáng kể vẫn là 2 ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại, du

lịch, vận tải cịn ngành nơng- lâm nghiệp thậm chí cịn có năm chiếm tỷ lệ 0%

(2004 và 2005).

Nguyên nhân của vấn đề này là do nhu cầu vay vốn của các DN thường xuyên, nhỏ lẻ, vòng quay vốn lưu động nhanh nên chỉ vay vốn trong một thời gian ngắn. Hơn thế nữa, theo định hướng phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta có định hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành cơng nghiệp, dịch vụ. Vì vậy mà trong cơ cấu vay nợ tại NHNo&PTNTVN cũng theo hướng đó.

 Nợ quá hạn:

Bên cạnh việc xem xét tăng trưởng dư nợ tín dụng thì một khía cạnh khác khơng thể khơng đề cập đến, đó là chất lượng tín dụng. Trong đó, tỷ lệ nợ q hạn trên tổng dư nợ là vấn đề rất đáng quan tâm. Để thấy được điều này ta xem xét bảng dưới đây:

Tỷ lệ nợ xấu được tính theo cơng thức sau:

Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN = Nợ quá hạn của DNVVN Tổng dư nợ cho vay DNVVN

Nhìn vào bảng 2.6 dưới đây ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN tăng qua 3 năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức giới hạn chung. Mức cao nhất là năm 2006 với tỷ lệ nợ xấu là 2,8%, mức thấp nhất là năm 2004 (1,74%) trong khi đó mức trần quy định hàng năm của NHNo&PTNTVN là 5%. Do đó NH vẫn đảm bảo được an tồn tín dụng.

Có được kết quả như trên là do NH đã chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, hồn thiện mơ hình Uỷ ban quản lý tài sản Nợ- Có (ALCO), xây dựng hệ thống thông tin khách hàng hồn chỉnh để có thể quản lý thống nhất và tồn diện các thơng tin khách hàng có giao dịch trong toàn hệ thống

NHNo&PTNTVN với mục tiêu phục vụ cơng tác chăm sóc khách hàng, phân tích xếp loại khách hàng và quản trị rủi ro. Năm 2005, NHNo&PTNTVN đã thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập quỹ dự phịng và xử lý rủi ro theo Quyết định 493/2005/NHNN. Ngoài ra, năm 2005 hệ thống thông tin của NHNo&PTNTVN đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cho các Chi nhánh trong hệ thống NH một cách chính xác, kịp thời,

ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, NH đã tích cực triển khai dự án nâng

cao năng lực phân tích kinh tế ngành do AFD tài trợ, dự án xây dựng hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng theo thông lệ quốc tế trong khuôn khổ trợ giúp kỹ thuật của ADB,…

Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Nợ quá hạn của

DNVVN (Tỷ đồng) 625,7 1.129 1855,3

Tổng dư nợ cho vay

DNVVN (tỷ đồng) 35.960 49.088 66.260

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,74 2,3 2,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay DNVVN các năm 2004,2005,2006 của NHNo&PTNTVN)

b) Kết quả hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) đối với DNVVN tại NHNo&PTNTVN:

Bên cạnh hoạt động cho vay, hoạt động cho thuê tài chính cũng tăng trưởng nhanh chóng, trong đó đối tượng khách hàng hầu hết là các DNVVN.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)