3.3. Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tạ
3.3.3. Triển khai và thực hiện quy trình tín dụng nhanh chóng và hiệu quả.
sát quản lý vốn vay tốt; khi đã lựa chọn được phương án tốt thì TSĐB chỉ là phương án dự phòng. Khi khả năng quản trị rủi ro tốt, tỷ lệ nợ quá hạn nợ xấu thấp, đủ khả năng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng; thường xun có nguồn để bù đắp rủi ro như dự kiến thì TSĐB trở nên khơng quan trọng. Do đó, để phá vỡ bức tường thành, dẫn vốn vào thị trường các DNVVN thành cơng thì việc làm đầu tiên là phải có giải pháp nâng cao tỷ trọng cho vay khơng có TSĐB một cách an tồn hiệu quả bằng cách NH phải tìm kiếm, lựa chọn được
những DN có tiềm năng phát triển, những dự án có tính khả thi cao để cho vay.
3.3.3. Triển khai và thực hiện quy trình tín dụng nhanh chóng và hiệu quả. quả.
3.3.3.1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay một cách đầy đủ và kịp thời
NH phải tăng cường phổ biến thông tin cho DNVVN bằng cách phổ
biến rộng rãi những quy định về thủ tục vay, điều kiện vay, tiện ích của từng loại vay. Cán bộ NH cần phải thông báo cho khách hàng rõ đâu là những thủ tục cần thiết để được cấp khoản vốn vay. Như vậy, DN sẽ có thời gian chuẩn bị, điều này sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả NH và DN. Đặc biệt đối với các DNVVN thì điều này rất quan trọng vì xuất phát từ khó khăn của DNVVN là trình độ lãnh đạo cịn yếu kém nên việc tiếp cận với thủ tục rườm rà, phức tạp ắt sẽ gây khơng ít khó khăn cho phía DNVVN. Vì vây, việc cán bộ tín dụng hướng dẫn chi tiết hồ sơ vay vốn là rất cần thiết. Sau đó, cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm kiểm tra cẩn thận hồ sơ để tiến hành các bước tiếp
theo của quy trình và kiểm tra xem có thiếu sót gì để kịp thời thơng báo cho
DN, giúp DN nhanh chóng bổ sung thủ tục.
NH phải nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án để tìm kiếm được những DN có tiềm lực phát triển, lựa chọn được những dự án khả thi. Khơng những cần phân tích tốt chỉ tiêu tài chính mà cịn phải biết phân tích tốt những chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt là về trình độ, năng lực, đạo đức của người quản lý, chủ DN- đây là yếu tố tối quan trọng mang tính
chất quyết định trong việc thành bại của một DN.
Phân tích khách hàng là bước đầu tiên của q trình thẩm định khách hàng. Phân tích năng lực pháp lý của DNVVN là yếu tố không thể bỏ qua và xem nhẹ bởi vì số lượng DNVVN ngày một tăng, tình trạng DN ma khá phổ biến. Những DN này sẵn sàng làm giấy tờ giả để lừa đảo vốn của NH. Vì vậy, khi xem xét năng lực pháp lý, cán bộ tín dụng phải yêu cầu DN cung cấp đầy đủ giấy tờ như: Quyết định thành lập DN, giấy phép kinh doanh do cấp có
thẩm quyền cấp, giấy bổ nhiệm giám đốc,…Những giấy tờ này phải hợp pháp, phải có dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để tránh tình trạng giả
mạo giấy tờ. Một yếu tố khác cũng quan trọng mà cán bộ tín dụng cần phải đánh giá đó là uy tín của DNVVN. Đối với những DN có uy tín trên thị trường thì NH nên nới lỏng điều kiện cho vay, mở rộng hạn mức và có các chính sách ưu đãi hơn.
Một khâu quan trọng không kém trong việc phân tích khách hàng là phân tích tài chính khách hàng. Đây là một trong những nhân tố có tính chất
quyết định. Thơng qua các báo cáo tài chính, NH tiến hành tính tốn các chỉ
tiêu chủ yếu, phân tích các chỉ tiêu đó, so sánh các chỉ tiêu đó với chỉ tiêu của ngành hay lĩnh vực liên quan. Kết hợp với từng trường hợp cụ thể mà NH chú trọng phân tích chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác để có những đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của DN. Đối với DNVVN, năng lực tài chính có hạn nên cán bộ tín dụng cần phải phân tích một cách tỉ mỉ, chính xác, đầy đủ để tạo điều kiện cho DN vay vốn. Mặt khác, DNVVN hoạt động bao trùm trên mọi lĩnh vực với những đặc trưng riêng, nhu cầu vay vốn khác nhau. Vì vậy, khi phân tích tài chính, cán bộ tín dụng nên chú trọng vào một số chỉ tiêu đặc
trưng cho ngành nghề kinh doanh. Ví dụ như các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ thì hàng tồn kho ít, vịng quay vốn nhanh nên có thể thu hồi nợ nhanh, trong khi đó các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì hàng tồn kho nhiều, quay vòng vốn chậm. Do đó, hình thức cho vay đối với DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ là ngắn hạn, còn đối với DN sản xuất thì có thể ngắn, trung và dài hạn tuỳ vào mục đích sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng từ trung tâm thông tin khách hàng CIC. Qua đó sẽ biết rõ tình hình quan hệ tín dụng của
khách hàng và giúp ích rất nhiều cho cán bộ tín dụng bổ sung thêm vào hồ sơ
khách hàng. Từ đó, cán bộ tín dụng sẽ có cái nhìn bao qt và khách quan hơn
về khách hàng.
Trên cơ sở những phân tích cụ thể trên, cán bộ tín dụng cần đưa ra
những dự báo và nhận định về rủi ro trong kinh doanh, rủi ro ngành, cấu trúc
chi phí lợi nhuận nhằm đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi, hiệu quả và khả năng hoàn vốn đầu tư của dự án.
Điểm yếu của DNVVN là trình độ cán bộ quản lý cịn yếu kém, khả năng nắm bắt thơng tin cịn hạn chế, thiếu kiến thức về thị trường. Do vậy, khả năng lập dự án đầu tư của DNVVN còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những DN mới thành lập. Khi xem xét dự án đầu tư, nếu thấy khơng hợp lý hoặc thiếu sót thì cán bộ tín dụng nên tư vấn cho DN xây dựng lại hoặc bổ sung thêm một số vấn đề, giúp DN định hướng và hoàn thiện kế hoạch đầu tư.
Khi tiến hành thẩm định dự án, cán bộ tín dụng buộc phải tuân thủ theo các bước hướng dẫn thẩm định của NH như: phân tích kinh tế dự án đầu tư,
phân tích kỹ thuật, thẩm định về khả năng thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án, phân tích rủi ro và các biện
Thẩm định dự án đầu tư yêu cầu cán bộ tín dụng dự đốn các rủi ro và đưa ra các biện pháp phịng ngừa dựa trên trạng thái động. Trong mơi trường kinh doanh đầy biến động, khi triển khai dự án có thể khác xa so với dự tính ban đầu. Nếu khơng dự đốn từ trước sẽ gây khó khăn cho cả NH và DN, vốn sẽ bị tồn đọng trong khi DN lại đang thiếu vốn thi công.
Đặc biệt, sau khi quyết định tài trợ cho DN, NH cần phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để phát hiện ra những bất thường xảy ra. Vậy, việc cập nhật thông tin về khách hàng thường xuyên, đầy đủ là rất cần thiết. Tốt nhất là các cán bộ tín dụng nên trực tiếp xuống kiểm tra việc thực
hiện dự án để có cái nhìn thực tế, chính xác hoạt động của DNVVN, một mặt
giúp NH yên tâm về khoản cho vay, mặt khác vừa tạo điều kiện cho DN tiếp tục vay vốn trong những lần tới.
Thẩm định tài sản đảm bảo (TSĐB)
TSĐB là một khó khăn cản trở DNVVN vay vốn NH bởi nhiều DN
khơng có TSĐB hoặc giá trị TSĐB so với vốn vay không đáng kể. Đặc biệt,
nhằm tránh rủi ro, cán bộ tín dụng thường định giá TSĐB thấp hơn giá trị thực của nó. Hoặc cán bộ tín dụng khơng có đủ chun mơn cũng như kinh nghiệm thẩm định TSĐB, nhất là bất động sản và chứng khốn do đó hạn chế DNVVN vay vốn NH. Vậy để đảm bảo tính chính xác khi thẩm định TSĐB thì cán bộ tín dụng phải xem xét các yếu tố: quyền sở hữu , tình trạng tài sản, mức độ
chun mơn hố tài sản, số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản, vấn đề thuê mua và
thế chấp tài sản, tính lỏng, tính thị trường của tài sản,…Điều quan trọng là NH cần có những điều chỉnh linh hoạt dựa trên cơ sở khung giá Nhà nước và giá thị trường sao cho phù hợp với giá trị thực tế của tài sản.
TSĐB nếu là động sản thường bị hao mịn nhanh, cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra hiện trạng tài sản, đánh giá lại giá trị, truờng hợp mà giá trị tài sản khơng đảm bảo u cầu thì u cầu DN bổ sung thêm TSĐB. Đối với TSĐB là giấy tờ có giá, đặc biệt là chứng khốn phải liên tục cập nhật
thơng tin về thị giá, tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành từ đó điều chỉnh giá trị khoản bảo đảm này.
Tốt nhất là NH nên thành lập một phòng thẩm định riêng nhằm chuyên mơn hố nghiệp vụ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa hiệu quả.