Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 72 - 76)

2.3. Đánh giá chung

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại

a) Về phía Nhà nước:

- Chính sách vĩ mơ chưa đồng bộ, chưa đầy đủ. Chúng ta có thể thấy rằng trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số luật liên quan đến sự tồn tại, đầu tư và phát triển của kinh tế tư nhân như luật Công ty (1990), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994), Luật doanh nghiệp (2000),…điều này đã tạo ra sự khác biệt về chính sách cho từng loại DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, không tạo ra được một mặt bằng pháp lý chung cho các thành phần kinh tế. Mới đây, Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp chung cho các thành phần kinh tế, nhưng trong các chính sách cụ thể vẫn có các ưu đãi nhất định cho các DNNN, từ đó vẫn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của

khu vực kinh tế ngồi quốc doanh trong đó có các DNVVN.

Một số cơ chế chính sách của Nhà nước triển khai chậm, thiếu đồng bộ: chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất của DN, chế độ thuế, chế độ kế tốn, tài chính,…Đặc biệt là quyết định 193/2001/QĐ-TTg ngày 20-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng như là một cứu cánh trong quan hệ vay vốn giữa NH và DNVVN, đã ban hành 5 năm nhưng kết quả triển khai gần như bằng khơng. DNVVN vẫn khó

khăn khi tiếp cận nguồn vốn NH, cịn phía NH vẫn khó khăn trong việc tìm dự án hiệu quả.

- Quản lý Nhà nước vẫn còn nhiều sơ hở: Từ khi Luật doanh nghiệp ban

hành và có hiệu lực đã có rất nhiều DN đăng ký kinh doanh, một mặt có tác động tích cực đối với q trình phát triển kinh tế của đất nước nhưng mặt khác cũng xuất hiện khơng ít những DN chuyên lừa đảo, ký hợp đồng ma để vay vốn NH, bán hố đơn tài chính để các DN hợp thức hố việc sử dụng vốn vay. Trong q trình hoạt động lại khơng có sự giám sát thường xuyên do vậy đã

khiến các NH rất e ngại khi cho vay vốn các DN kiểu này.

- Chưa có những chính sách thành lập các trung tâm độc lập và chuyên

nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng. ở nước ta hiện nay có Trung tâm thơng tin Tín dụng (CIC) được NHNN thành lập nhưng trên thực tế thông tin của CIC về khách hàng không phải lúc nào cũng cập nhật và đầy đủ. Do đó,

các NH khi muốn biết thơng tin về các DN mình sẽ có quan hệ tín dụng đều

phải tự mình đi tìm hiểu thực tế. Điều này gây mất nhiều thời gian, chi phí cho

cả phía DN và NH.

b) Về phía NHNo&PTNTVN:

- Cơ chế cho vay vẫn chưa bình đẳng giữa các đối tượng xin vay: NH vẫn

thường có những ưu đãi đối với DNNN, DN đã có quan hệ tín dụng lâu năm,…Lãi suất và hạn mức tín dụng đối với DNNN có thể được ưu đãi hơn hẳn so với các loại hình DN khác mặc dù về tiềm lực tài chính là như nhau.

- Quy trình tín dụng được NH thiết lập nên nhưng đôi khi nó lại khơng được tuân thủ một các đúng nghĩa, mang tính hợp lý hố. Điều này vừa gây lãng phí, vừa làm mất thời gian khơng cần thiết của cả hai bên nên việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng gặp khơng ít khó khăn.

Mặt khác, để thẩm định được khách hàng, NH cần phải có đầy đủ thơng tin về khách hàng, nhưng hiện nay cán bộ thẩm định khi thẩm định khách hàng lại gặp trở ngại với khâu thu thập thông tin. NH luôn ở trạng thái thụ động do

vậy việc đánh giá chính xác về tình hình thực tế của DN gặp rất nhiều khó

khăn, phần nhiều thơng tin mà họ có được là thơng qua các báo cáo tài chính.

- Khả năng tài chính của DNVVN cịn yếu kém, trình độ quản lý chưa

cao. DNVVN với quy mơ cịn q nhỏ, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước cũng như ra bên ngồi cịn nhiều hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Mặt khác, trình độ quản lý của DNVVN là thấp, dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, gây thất thốt tài sản. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa NH với DNVVN trở nên căng thẳng hơn.

- Do không chủ động được nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên đa số DNVVN chưa lập được kế hoạch lưu chuyển tiền mặt trong năm gây khó khăn cho NH trong việc lập kế hoạch cho vay, thu hồi nợ.

- Ngoài ra, việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc.

Đa số các quyết tốn và báo cáo tài chính của các DNVVN chưa thực hiện chế độ kiểm tốn bắt buộc. Số liệu phản ánh khơng trung thực tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của DN gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc

thẩm định cho vay.

- Tài sản thế chấp của DN đôi khi chưa hợp pháp. Nhiều DN, đặc biệt là

DN tư nhân, cơng ty TNHH có tài sản cá nhân và pháp nhân lẫn lộn, thiếu minh

bạch nên NH rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng.

Tuy nhiên, khi DN làm ăn thua lỗ, việc xử lý tài sản cũng lại gặp khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức mà cũng không đem lại hiệu quả.

- Sự thiếu hiểu biết của DNVVN về quy chế cho vay của NH. Có những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DN khi đến vay vốn tại NH không hiểu biết rõ về quy chế cho vay của NH nên các yêu cầu mà NH đòi hỏi đã khơng đáp ứng được, do đó NH khơng thể cho vay. Mặt khác, cũng có DN do tâm lý sợ thủ tục của NH rườm rà, phức tạp dẫn đến việc giải quyết cho vay của NH gặp nhiều khó khăn. Nhiều DN mặc dù đã được cán bộ tín dụng hướng dẫn lập thủ tục, hồ sơ xin vay rất rõ ràng nhưng vẫn mất nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ. Khi ấy lại cho rằng

NH cố tình gây khó khăn, khơng tạo điều kiện cho vay. Chính điều này sẽ ảnh

Chúng ta có thể nhận thấy được rằng, trong quá trình hoạt động của mình NHNo&PTNTVN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ ở tất cả các mặt trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đối với DNVVN nói riêng. Kết hợp hài hồ giữa lợi ích NH và lợi ích DN, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển

DNVVN, NHNo&PTNTVN đã có những biện pháp nhằm tiến gần hơn đến

đối tượng khách hàng DNVVN này.

Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN cịn gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để có thể tiếp cận đến đối tượng này. Điều này đòi hỏi NH phải đưa ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời để giải quyết những hạn chế đó nhằm khơng ngừng mở rộng tín dụng đối với các DNVVN.

Chương 3

Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 72 - 76)