IV/ Phân theo loại hình đầu tư
1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí
3.2.6. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa đòi hỏi phải coi trọng và tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực. Chất lượng của dịch vụ được quyết định bởi chất lượng của nguồn nhân lực. Du khách, đối tượng của du lịch đến từ các nước khác nhau, các vùng khác nhau, động cơ du lịch, yêu cầu, thị hiếu, tập quán của họ đương nhiên khác nhau, trong khi đó những hoạt động du lịch không thể có một dây chuyền công nghệ cố định để hướng dẫn, điều khiển. Điều này, đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải được đào tạo, trang bị kiến thức rộng có tính sáng tạo, để đủ khả năng linh hoạt, thích ứng với từng đối tượng du khách khác nhau.
Trong xu thế hội nhập của du lịch trên phạm vi toàn thế giới và phát triển du lịch một cách rầm rộ hiện nay, sự cạnh tranh trong du lịch là quyết liệt cả trong nước và thế giới. Mặt khác, khoa học, công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt càng đòi hỏi phải ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào hoạt động du lịch.Vì vậy,để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Quảng Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang hoạt động du lịch.
Trong những năm qua số lượng lao động ngành du lịch Quảng Nam tăng đáng kể, nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, không đáp ứng kịp đòi hỏi của sự phát triển du lịch. Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Nam đã chỉ rõ: "Nguồn nhân lực của ngành du lịch Quảng Nam vừa thiếu, vừa yếu. Trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hỏi của phát triển du lịch. Một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho du lịch Quảng Nam một cách đúng hướng và hiệu quả là vấn đề bức xúc hiện nay" [2, tr.420]. Trong bài viết "Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới; Tổng cục Trưởng Tổng cục du lịch Võ Thị Thắng cũng nhấn mạnh:
Xây dùng đội ngũ cán bộ du lịch có phẩm chât tốt, cơ cấu hợp lý, kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ thành thạo, đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010, làm định hướng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; trước mắt phấn đấu giải quyết tình trạng lao động chưa qua đào tạo, chất lượng thấp và cơ cấu bất hợp lý hiện nay. Quan tâm giáo dục du lịch toàn dân, phát triển khoa học công nghệ du lịch đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả kinh doanh [24, tr.13].
Những biện pháp cần thực hiện ngay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là:
Thứ nhất, tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ
cán bộ, công chức và lực lượng lao động trong ngành du lịch trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, từ cán bộ quản lý nhà nước, những người quản lý hoạt động du lịch đến toàn bộ lao động trong ngành du lịch của tỉnh từ nay đến năm 2010 và 2015. Chiến lược đào tạo phải hết sức toàn diện và phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch, lập những đề án, kế hoạch cụ thể; đào tạo bồi dưỡng cả tư tưởng phẩm chất, trình độ quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp ứng xử, đặc biệt là trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử thế giới, của Việt Nam và của tỉnh Quảng Nam. Lập kế hoạch đào tạo, tập huấn lại số lao động đang làm việc trong ngành du lịch mà có triển vọng; phải tính đến chiến lược đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho du lịch Quảng Nam, để trong tương lai có những chuyên gia du lịch về văn hóa, tiếp tục nghiên cứu, khám phá, khai thác giá trị vô giá đang tiềm Èn để phát triển du lịch văn hóa Quảng Nam.
Thứ hai, hình thức đào tạo phải đa dạng, phải xã hội hóa công tác đào
tạo, bồi dưỡng nhân lực cho du lịch. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, không chính quy để đào tạo lại đội ngũ lao động đang làm việc trong
ngành du lịch theo cơ cấu ngành nghề hợp lý,chuyên môn nghiệp vụ sát thực tế để đáp ứng nhu cầu trong thời gian trước mắt của ngành du lịch. Đào tạo và tuyển chọn đội ngũ có chuyên môn nghiệp vụ đại học, sau đại học để tiếp tục bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ lâu dài, chiến lược cho du lịch Quảng Nam. Cán bộ du lịch phải hiểu biết tổng hợp kinh tế, văn hóa, thông thạo ngoại ngữ.
Trên địa bàn tỉnh nên thành lập Trường Nghiệp vụ du lịch văn hóa và thành lập khoa Du lịch văn hóa tại trường Đại học Quảng Nam để làm chức năng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch. Tất nhiên phải có sự liên doanh liên kết và cơ chế chính sách để thu hút học sinh, sinh viên được đào tạo về du lịch ở các địa phương khác đến làm việc tại Quảng Nam..