Đánh giá tổng quát

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 53 - 56)

IV/ Phân theo loại hình đầu tư

1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí

2.2.9. Đánh giá tổng quát

Từ năm 2001 đến 2005, ngành du lịch Quảng Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.

Lượng khách và thu nhập từ du lịch tăng hàng năm với tốc độ cao làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được cải thiện cả về số lượng và chất lượng làm tăng khả năng đón tiếp, phục vụ du khách, góp phần làm thay đổi bộ mặt nhiều đô thị và hình ảnh của tỉnh Quảng Nam.

Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút được nhiều nguồn lực đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Bằng nhiều chính sách và biện pháp đặc biệt là chính sách thông qua du lịch để thu hút đầu tư đã tạo được một nguồn vốn lớn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước không chỉ cho du lịch mà cả cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Thị trường du lịch được mở rộng, sản phẩm du lịch không ngừng tăng và đa dạng hóa. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần thu hút khách du lịch, quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, hình ảnh Quảng Nam với bạn bè trong nước và quốc tế.

Phát triển du lịch đã gắn với tôn tạo, phát huy di sản văn hóa. Thông qua phát triển du lịch, đầu tư du lịch nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng được đầu tư tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của di sản văn hóa, đồng thời hoạt động du lịch tạo điều kiện cho con người hiểu biết lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước và các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn, hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và hoàn thiện từng bước.

Tuy nhiên, trong phát triển du lịch ở Quảng Nam còn bộc lộ những mặt hạn chế.

Loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp. Thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ, có sức cạnh tranh cao; các dịch vụ bổ sung còn yếu nên chưa kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với sự phát triển, số lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn trong khi lao động được đào tạo chuyên ngành, lao động có trình độ đại học, trên đại học, lao động có khả năng sử dụng ngoại ngữ chiếm tỷ lệ thấp.

Phát triển du lịch chưa giải quyết tốt mối quan hệ với phát triển văn hóa còn khai thác quá tải đối với các di tích văn hóa nhất là Hội An, Mỹ Sơn, một số hoạt động du lịch xâm hại đến di sản văn hóa.

Công tác nghiên cứu, khai thác thị trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức. Đầu tư khai thác kinh doanh du lịch kiểu tự phát còn khá phổ biến thể hiện ở việc đầu tư không tuân thủ theo quy hoạch. Quy mô đầu tư nhỏ, manh mún, chủ yếu đầu tư vào các cơ sở lưu trú, Ýt đầu tư vào lĩnh vực tham quan, giải trí, thể thao, du lịch và hàng hóa dịch vụ khác.

Chương 3

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w