Phương châm phát triển du lịch của Trung Quốc là kết hợp hài hoà lợi Ých kinh tế, lợi Ých xã hội và lợi Ých sinh thá

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

hài hoà lợi Ých kinh tế, lợi Ých xã hội và lợi Ých sinh thái

Trung Quốc đặt ra những phương châm phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, như Quốc hội Trung Quốc có Nghị quyết: "Tăng cường công tác du lịch, nhấn mạnh du lịch phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc, từng bước đi theo con đường du lịch, phù hợp với tình hình Trung Quốc ngày càng phát triển thịnh vượng, theo kiểu Trung Quốc" [18, tr.442]. Phát triển du lịch, trước tiên là nhằm tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân thế giới, và tăng thu nhập cho nhà nước. Phương châm phát triển du lịch của Trung Quốc là hữu nghị trên hết, điều đó cũng đem lại lợi Ých kinh tế, lợi Ých chính trị. Vì thế phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi Ých kinh tế, lợi Ých xã hội và lợi Ých sinh thái, quyết không phiến diện theo đuổi hiệu quả kinh tế mà bất kể hiệu quả xã hội và hiệu quả sinh thái như một số nước trên thế giới. Trung Quốc chủ trương phải cảnh giác sự xói mòn của lối sống hủ bại lai căng, cấm đĩ điếm, đánh bạc, ma túy, xâm hại văn hóa, ô nhiễm môi trường,...đồng thời tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn minh lành mạnh. Ngành du lịch Trung Quốc phải xây dựng trên cơ sở tài nguyên du lịch, lịch sử lâu đời, văn hóa sáng lạng, phong cảnh tươi đẹp, truyền thống vẻ vang và cuộc sống mới dạt dào khí thế. "Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, là một quốc gia văn minh cổ có lịch sử lâu đời, có văn hóa cổ đại phong phú đa dạng, nhiều di tích thắng cảnh, đất nước Trung Quốc có màu sắc thần bí, Trung Quốc có sức hút rất lớn đối với nhân dân các nước". [18, tr 445]. Do vậy, du

lịch Trung Quốc phải phát huy và làm nổi bật màu sắc của quốc gia, của địa phương và của dân tộc. Đó là con đường sống còn của ngành du lịch Trung Quốc.

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)