Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp NN 8 8,2% 506 19,7% 957 20,2%

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 42 - 46)

- Doanh nghiệp NN 8 8,2% 506 19,7% 957 20,2% - Công ty TNHH 26 25,4% 645 25,1% 1.349 28,6% - Doanh nghiệp TN 40 40,3% 497 19,3% 1.282 27,1% - Hé KD cá thể 16 16,4% 105 6,4% 203 4,3% - Loại khác 7 7,2% 258 10% 377 7,9%

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam.

2.2.3.2. Các cơ sở kinh doanh ăn uống từ cao cấp đến bình dân được mở ra nhiều nơi đáp ứng nhu cầu của mọi loại du khách mở ra nhiều nơi đáp ứng nhu cầu của mọi loại du khách

Cơ sở ăn uống phục vụ du lịch phong phú, đa dạng gồm nhà hàng, quán bar, cà phê, quán ăn nhanh..., các tiện nghi phục vụ ăn uống cả ở trong các cơ sở lưu trú, cả ở bên ngoài tại các điểm tham quan du lịch, trên bãi biển, trong các khu vui chơi giải trí. Các cơ sở ăn uống từ cao cấp đến bình dân, phục vụ mọi lúc, cho mọi đối tượng. Nguồn thực phẩm tại Quảng Nam dồi dào, sạch, các món ăn đa dạng được chế biến công phu, có những món đặc sản như cao lầu, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc ở Hội An, mì quảng, thịt bò quay, rượu Hồng Đào...

2.2.3.3. Các loại dịch vụ khác có tiến bộ nhưng chỉ mới tập trung ở những điểm du lịch chủ yếu những điểm du lịch chủ yếu

Du lịch Quảng Nam còn đang trong dạng tiềm năng, hiện mới chỉ có vài dịch vụ Massage, Karaoke, vũ trường, sân khấu ngoài trời, trong khung viên các khách sạn lớn. Các cửa hàng bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương, chủ yếu tập trung ở Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, những nơi có làng nghề truyền thống.

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch cũng ngày càng phát triển, tính đến năm 2005, toàn tỉnh có trên 700 đầu xe phục vụ khách du lịch, chất lượng ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở tỉnh Quảng Nam phát triển chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở Hội An là chủ yếu, các nơi như Tam Kỳ, Mỹ Sơn, khu kinh tế mở Chu Lai còn rất Ýt cơ sở lưu trú và các dịch vụ ăn uống, vui chơi,giải trí phục vụ du lịch. Các dịch vụ bổ trợ trong hoạt động du lịch còn nghèo nàn nên chưa đủ sức hấp dẫn kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

2.2.4. Lực lượng lao động trong du lịch văn hóa ở Quảng Nam phần lớn có trình độ thÊp về cả nghiệp vụ và ngoại ngữ lớn có trình độ thÊp về cả nghiệp vụ và ngoại ngữ

Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động bổ trợ. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác trực tiếp phục vụ du lịch. Lao động bổ trợ tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch.

Theo số liệu thống kê, năm 2000 Quảng Nam có 635 người lao động trong ngành du lịch, đến năm 2005 là 3280. Số lượng lao động tăng đáng kể qua hàng năm, song chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện. Nhìn chung, sè lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp. Lao động du lịch Quảng Nam còn tương đối trẻ, có nhiều triển vọng nếu có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại một cách đúng hướng, có hiệu quả sẽ đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam.

Bảng 2.7: Thực trạng lực lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001- 2005

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Lao động trực tiếp trong ngành du lịch 885 1.232 1.600 2.072 3.280 Lao động bổ trợ cho ngành du lịch 1.500 2.800 5.100 6.200 6.600 Tổng sè 2.385 4.032 6.700 8.272 9.880

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam.

Phân tích thực trạng lao động trong ngành du lịch Quảng Nam cho thấy, chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ đại học, cao đẳng ở các chuyên ngành đạt tỷ lệ còn thấp so với tổng số lao động, năm 2005 chỉ đạt 21,8%. Lực lượng lao động phổ thông chiếm tỷ trọng tương đối cao (60%). Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ rất hạn chế chiếm 4% số cán bộ, nhân viên. Vì vậy, chất lượng dịch vụ và phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam chưa cao.

Bảng 2.8: Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ của lao động du lịch Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005

Năm Tổng lao động Trình độ đào tạo Trên ĐH, CĐ Tỷ lệ % Trung cấp Tỷ lệ % Lao động khác Tỷ lệ % 2001 885 178 20,00 107 12,00 608 68,00 2002 1.232 214 17,30 140 11,40 878 71,30 2003 1.600 267 16,70 220 13,70 1.113 69,60 2004 2.072 461 22,20 321 15,50 1.290 62,30 2005 3.280 716 21,80 600 18,20 1.964 60,00

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam.

Ngoài ra, lao động mùa vụ chiếm tỷ lệ khá cao, hầu hết chưa được đào tạo về du lịch, lao động quản lý giỏi còn thiếu và đa số lao động từ nơi khác đến. Đội ngũ hướng dẫn viên phần lớn là sinh viên đại học mới ra trường chưa có kinh nghiệm, nhiều người không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại các cơ sở dịch vụ du lịch thì hầu hết chưa được đào tạo nghiệp vụ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, do đó chưa thể phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là phục vụ khách quốc tế.

2.2.5. Vốn đầu tư cho du lịch ở Quảng Nam đạt một khối lượng đáng kể nhưng chủ yếu tập trung ở Hội An và còn thiếu những dự án lớn kể nhưng chủ yếu tập trung ở Hội An và còn thiếu những dự án lớn

Tỉnh Quảng Nam đã quan tâm đúng mức đến đầu tư cho ngành du lịch, nên những năm qua vốn đầu tư tăng đáng kể.

2.2.5.1. Đầu tư cho giao thông, nối liền các điểm du lịch và mở ra những tuyến du lịch mới về phía nam của tỉnh những tuyến du lịch mới về phía nam của tỉnh

Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chiếm 5,1% trong tổng mức đầu tư được duyệt cho kết cấu hạ tầng du lịch của cả nước, các dự án lớn, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông đến các điểm du lịch văn hóa như đường du lịch Cẩm Nam - Điện Dương - Điện Ngọc, đường du lịch Nam Phước - Trà Kiệu - Mỹ Sơn, đường du lịch Thanh niên ven biển, dọc theo bờ biển từ Đà Nẵng - Hội An và quy hoạch đến Tam Kỳ - Chu Lai, đường nối tuyến đường tỉnh (ĐT) 610 - Mỹ Sơn. Những tuyến giao thông này góp phần cải thiện các sản phẩm du lịch ở Quảng Nam, nối liền các điểm du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa như Hội An, Mỹ Sơn, Trà Kiệu lại với nhau và mở ra những tuyến du lịch mới về phía nam của tỉnh.

Bảng 2.9: Tình hình đầu tư xây dựng đường giao thông phục vụ du lịch ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Nam.

2.2.5.2. Số dự án đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vô cho du lịch ngày càng tăng lịch ngày càng tăng

Tính đến ngày 31/12/2004, số dự án đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về lĩnh vực du lịch là 78 dự án với tổng số vốn đầu tư là 383,8 tỷ đồng và 10,8 triệu USD. Số dự án đang trong giai đoạn xây dựng là 16 dự án với số vốn là 901,6 tỷ đồng và 35,5 triệu USD. Số dự án đã thông báo thỏa thuận địa điểm và đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục để hoạt động với tổng số vốn 2.501 tỷ đồng và 1.552 triêu USD. Ngoài ra còn 17 dự án đang đăng ký đầu tư với tổng số vốn là 154,1 tỷ đồng và 45 triệu USD. Nếu phân theo nguồn vốn đầu tư thì tổng số các dự án đầu tư trong nước vào lĩnh vực du lịch của tỉnh Quảng Nam là 145 dự án các loại với tổng số vốn đầu tư là 3.940 tỷ đồng, các dự án đầu tư nước ngoài là 18 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.606 triệu USD. Số dự án liên doanh là 3 dự án với tổng vốn là 38 triệu USD. Hầu hết các dự án đều tập trun g ở Hội An, Điện Bàn và khu kinh tế mở Chu Lai (bảng 2.10).

Bảng 2.10: Tổng hợp các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến 2004

Phân loại dự án Tổng sè dự án

Tổng số vốn dầu tư Tỷ VNĐ Triệu USD I/ Phân theo tiến độ thực hiện dự án 166 3.940,516 1.643,70

1 Các dự án đã hoạt động 78 383,816 10,802 Các dự án đang xây dựng 16 901,600 35,50

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w