Phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế vào phát triển du lịch

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 58 - 59)

IV/ Phân theo loại hình đầu tư

1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí

3.1.5. Phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế vào phát triển du lịch

môi trường xã hội, bảo đảm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Môi trường sinh thái cũng là văn hóa "sinh thái và văn hóa gắn với nhau, lồng vào nhau để tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao" [33, tr.26]. Mặt khác, phải ngăn chặn những tệ nạn xã hội, suy đồi về đạo đức, tư tưởng, lối sống, làm ô nhiễm môi trường xã hội; muốn vậy phải xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội. Hoạt động du lịch phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của tỉnh.

3.1.5. Phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế vào phát triển du lịch phát triển du lịch

Tranh thủ mọi nguồn vốn, (vốn của Trung ương, của tỉnh, của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư) cho lĩnh vực du lịch, ưu tiên đầu tư vào kết cấu hạ tầng có trọng điểm, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch theo hướng hiện đại mà mang đậm bản sắc Quảng Nam, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và 2015.

Năm 2010 đón 900 ngàn lượt khách lưu trú, (trong đó 550 ngàn lượt khách quốc tế, 350 ngàn lượt khách nội địa); 1,8 triệu lượt khách tham quan (700 ngàn lượt khách quốc tế và trên một triệu lượt khách nội địa); đến năm 2015 đón 1,8 triệu lượt khách lưu trú (1,1 triệu lượt khách quốc tế; 700 ngàn lượt khách nội địa); 3,8 lượt khách tham quan ( 1,4 triệu lượt khách quốc tế, 2,4 triệu lượt khách nội địa)

Năm 2010 dịch vụ du lịch chiếm 13% tổng GDP toàn tỉnh; năm 2015 chiếm 19% tổng GDP toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 26% và giai đoạn 2010 -2015 đạt 22%.

Năm 2010 giải quyết 28.400 lao động trong ngành du lịch, trong đó có 9.500 lao động trực tiếp; đến năm 2015 giải quyết 69.800 lao động trong ngành du lịch, trong đó có 23.000 lao động trực tiếp.

Bằng tiềm năng và thế mạnh, cũng như cơ chế chính sách thông thoáng, những cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho du lịch được đầu tư trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của du lịch hiện nay, Du lịch Quảng Nam có cơ sở phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu nêu trên.

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w