Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

Nhờ sù quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với ngành Du lịch Quảng Nam, với quan điểm: "Phát triển du lịch gắn với lợi Ých cộng đồng" [34, tr.465] và làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về tài nguyên du lịch, về vai trò vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển của tỉnh nên nhận thức của cộng đồng về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng là đúng đắn và càng ngày càng có những chuyển biến rất rõ nét. Từ nhận thức đó, cộng đồng dân cư Quảng Nam đã có những đóng góp thiết thực trong công tác xã hội hóa về du lịch, tham gia hoạt động du lịch ở các địa phương; một phong trào rộng lớn ở Quảng Nam đó là "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, nhất là Hội An và Mỹ Sơn. Nhân dân Hội An, chủ nhân của di sản văn hóa thế giới đã đóng góp cùng Nhà nước để giữ gìn phố cổ Hội An, xây dựng Hội An thành thị xã văn hóa, đô thị du lịch; đóng góp tiền, vốn cùng với Nhà nước trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, nhà cổ, thực hiện các chủ trương như "Đêm rằm phố cổ", "Phố cổ không có tiếng động cơ", "Hội An xanh, sạch, đẹp và văn minh". Phong trào nhân dân tham gia bảo vệ, quản lý các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng diễn ra từ đô thị, đồng bằng đến miền núi; tham gia đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là hình thức nhà làng truyền thống mang bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số. Hưởng ứng chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, nhiều làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ được phục hồi, phát triển như làng đúc đồng Phước Kiều ở Điện Bàn, làng dệt truyền thống Mã Châu ở Duy Xuyên, làng gốm

Thanh Hà, làng rau Trà Quế, nghề mộc Kim Bồng ở Hội An, góp phần làm cho tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng thúc đẩy du lịch phát triển.

Tuy sớm nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch, đề ra phương hướng, chủ trương, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhưng vẫn còn những mặt hạn chế, như những giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, nhất là giải pháp về đầu tư cho du lịch, dẫn tới du lịch phát triển không đồng đều giữa các vùng, phần lớn tập trung ở Hội An, Mỹ Sơn là những tài nguyên du lịch sẵn có, do lịch sử để lại. Trong khi đó một vùng rộng lớn ở phía Nam và phía Tây của tỉnh, du lịch chậm phát triển vì không được đầu tư khai thác tiềm năng du lịch ở đây, loại hình du lịch ở Quảng Nam cũng nghèo nàn, hiện nay chủ yếu là du lịch văn hóa gắn với khai thác triệt để Hội An và Mỹ Sơn.

Xác định phát triển du lịch gắn với tài nguyên nhân văn, phát triển văn hóa, nhưng lại thiếu chủ trương, cơ chế chính sách cụ thể để đầu tư tôn tạo nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử, kể cả hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn. Do vậy nhiều di sản văn hóa ở Quảng Nam có nguy cơ xuống cấp, mất đi giá trị văn hóa nguyên gốc của nó.

Coi ngành du lịch là kinh tế mũi nhọn nhưng chậm có cơ quan quản lý du lịch chuyên ngành, cuối năm 2002 tỉnh mới thành lập Sở Du lịch và đến cuối năm 2005 tỉnh mới thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, do vậy những chủ trương định hướng phát triển du lịch cũng chậm được tổ chức thực hiện, chậm đi vào cuộc sống.

Chỉ có nhân dân ở những vùng du lịch phát triển đã phần nào hiểu đúng về du lịch và tham gia hoạt động du lịch, còn ở các vùng khác vẫn thờ ơ, trong khi đó công tác tuyên truyền, quảng bá còn rất hạn chế.

Chưa có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho du lịch, trong khi tiềm năng du lịch là rất lớn, đặc biệt là du lịch văn hóa, một loại hình du lịch đòi hỏi có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)