IV/ Phân theo loại hình đầu tư
1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí
3.2.7. Củng cố và tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Củng cố và tăng cường vai trò quản lý nhà nước trên hai lĩnh vực du lịch và văn hóa, mà trước hết là sự phối hợp quản lý giữa ngành du lịch, ngành văn hóa thông tin trong việc giữ gìn phát huy, khai thác các di sản văn hóa để phát triển du lịch văn hóa. Thực trạng hiện nay ở Quảng Nam vấn đề này chưa được nhận thức nhất quán. "Ngành Văn hóa giữ, ngành Du lịch phá"; "ngành Văn hóa làm, ngành Du lịch hưởng". Đó là cách hiểu, cách nhận thức sai lệch không vì mục tiêu phát triển chung của tỉnh Quảng Nam. Do vậy, điều trước tiên phải nhận thức đúng văn hóa là tài nguyên của du lịch, văn hóa phải được khai thác một cách hợp lý, một cách có hiệu quả để phát triển du lịch. Đây là thế mạnh của du lịch Quảng Nam.
Để thực hiện tốt công tác phối hợp giữa ngành văn hóa và ngành du lịch cần xây dựng một qui hoạch phát triển du lịch văn hóa tỉnh Quảng Nam một cách hết sức khoa học và có giá trị thực tiễn để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phân công trách nhiệm cho các ngành liên quan, đặc biệt là ngành văn hóa thông tin và ngành du lịch theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mỗi ngành.Ngành văn hóa thông tin có trách nhiệm xây dựng kế hoach
bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa theo qui hoạch và phối hợp với ngành du lịch trong khai thác di sản phát triển du lịch. Ngành du lịch chịu trách nhiệm tổ chức khai thác di sản phát triển du lịch, phối hợp với ngành văn hóa thông tin huy động các nguồn lực về vốn, cả nguồn vốn cân đối từ thu nhập của du lịch văn hóa để đầu tư bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa. Đồng thời chịu trách nhiệm vận động xây dựng cơ chế thực hiện xã hội hóa trong giữ gìn quản lý di sản văn hóa, tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu, luận giải, khám phá những giá trị văn hóa tiềm Èn để làm giàu tài nguyên du lịch văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư cho du lịch văn hóa, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa.
Củng cố, tăng cường bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước đủ mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch trong tình hình mới, nhất là đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hình thành cơ quan quản lý nhà nước về du lich ở huyện, thị xã, nhất là ở Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành cần có cơ quan quản lý nhà nước về du lịch riêng trực thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Ở các cơ quan nầy cần bố trí số lượng biên chế cán bộ hợp lý, có chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch ở các địa phương.
Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về du lịch, tránh chồng chéo, và cũng không bỏ ngỏ nhiệm vụ quản lý du lịch ở các địa phương, đơn vị từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố.
Tiến hành điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam giai đoạn 2005 - 2015 một cách khoa học, khả thi, phù hợp với tài nguyên du lịch Quảng Nam và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch các tỉnh miền trung Trung bé. Trong qui hoạch định hướng rõ những điểm, khu, tuyến du lịch văn hóa và đề xuất những cơ chế chính sách để thu hút đầu tư phát triển du lịch văn hóa. Ở các địa phương, các di tích văn hóa, danh lam thắng
cảnh cũng cần lựa chọn qui hoạch chi tiết các điểm du lịch, tuyến du lịch để làm cơ sở cho phát triển du lịch rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Phải quản lý du lịch theo qui hoạch, mang tính chiến lược, tránh để tình trạng tự phát, manh mún, xâm hại đến môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch. Tạo ra cơ chế tự chủ, môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và phạm vi cả nước.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao trình độ tin học trong cán bộ ngành du lịch, hiện đại hóa hệ thống, thông tin liên lạc, công nghệ trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, khách sạn,... để nâng cao vị trí của ngành du lịch Quảng Nam, xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Nam.
Rà soát, điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách của tỉnh liên quan đến phát triển du lịch, phát triển văn hóa; đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh, gọn, một cửa, một dấu, tại chỗ, kiên quyết cắt giảm những khâu thủ tục rườm rà, không cần thiết; giáo dục xây dựng những chuẩn mực của cán bộ công chức; xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu, tạo môi trường thật sự thông thoáng để phát triển du lịch.
Như vậy, Quảng Nam có đủ các yếu tố, điều kiện để du lịch phát triển nhanh, bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Du lịch Quảng Nam phải phát huy mọi nguồn lực, huy động các thành phần kinh tế để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập với du lịch quốc gia và quốc tế; đồng thời bảo tồn, khai thác có hiệu quả tài nguyên văn hoá, tài nguyên sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tiến hành đồng bộ những giải pháp để phát triển du lịch như:Tập trung làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng, tăng cường công tác tuyên truyền
quảng bá, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt chú ý công tác bảo tồn, tôn tạo, khai thác các di sản văn hoá, nhất là hai di sản văn hoá thế giới; xây dựng Hội An, Mỹ Sơn thành hai trung tâm du lịch, giữ vai trò động lực của phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về du lịch và văn hoá; chủ động dự báo và ngăn ngừa những mặt trái do phát triển du lịch mang lại như ô nhiễm môi trường, xâm hại các di sản văn hoá, tệ nạn xã hội…
KẾT LUẬN
Quảng Nam giàu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Những năm qua, du lịch Quảng Nam có bước phát triển vượt bậc, từ chỗ là một bộ phận trong kinh tế thương mại, đã trở thành ngành kinh tế độc lập, phát triển đúng hướng, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam.Những kết quả đó cũng chỉ là bước đầu, chủ yếu phát triển trên cơ sở tài nguyên du lịch có sẵn, do lịch sử để lại. Tiềm năng, tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác bao nhiêu, trong đó tài nguyên du lịch nhân văn là rất phong phú, đa dạng và có những nét đặc trưng chỉ có ở Quảng Nam. Đây là thế mạnh của loại hình du lịch văn hóa, tỉnh Quảng Nam cần giữ gìn, khai thác để phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
So với các loại hình du lịch thì du lịch văn hoá có tính đặc thù. Đó là loại hình du lịch có tính tổng hợp cao, là du lịch tri thức, du lịch có học gắn liền với giá trị văn hoá và có tính cộng đồng rộng lớn. Vì vậy, muốn phát triển du lịch văn hoá đúng hướng, bền vững phải tiến hành đồng thời nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ như: Nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn tạo các di sản văn hoá, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cưừng công tác quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả xã hội hoá trong quá trình phát triển du lịch. Khi du lịch văn hoá phát triển tác động trở lại thúc đẩy nhiều ngành kinh tế xã hội phát triển theo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống con người, nâng cao vị thế quốc gia, mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới.
Phát triển du lịch văn hóa là quá trình tham gia của nhiều ngành, của cộng đồng và toàn xã hội. Đặc biệt là vai trò phối hợp của hai ngành Du lịch và Văn hóa Thông tin. Lấy văn hóa làm điểm tựa phát triển du lịch, ngược lại du lịch phát triển tác động làm giàu bản sắc văn hóa. Ngành Văn hóa thông tin quản lý di sản văn hóa phải cùng ngành Du lịch khai thác để phát triển du lịch. Ngành Du lịch khai thác văn hóa để làm kinh tế, đồng thời phải gánh vác trách nhiệm cùng với ngành Văn hóa thông tin bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Văn hóa Quảng Nam là bộ phận không thể tách rời với văn hóa dân tộc (tất nhiên có những đặc trưng riêng) tìm hiểu, thưởng thức văn hóa Quảng Nam cũng chính là tiếp cận khám phá văn hóa Việt Nam. Để sản phẩm du lịch văn hóa Quảng Nam đa dạng và phong phú, thì phải đặt trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, của khu vực, đặc biệt là các tỉnh có di sản văn hóa thế giới và các trung tâm du lịch láng giềng với Quảng Nam. Điều đó, kéo du lịch Quảng Nam gần với bên ngoài, từng bước hội nhập với khu vực, cả nước và du lịch thế giới.
Làm du lịch văn hóa thì tiêu thức về lợi Ých kinh tế chưa phải là mục tiêu cuối cùng mà mục tiêu lớn hơn kinh tế đó là mục tiêu văn hóa, mục tiêu phát triển con người. Du lịch văn hóa kéo con người xích lại gần nhau, làm cầu nối hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. Thông qua du lịch văn hóa tạo môi trường giao lưu văn hóa, nâng cao hiểu biết, bổ sung kiến thức làm cho con người phong phú hơn, lớn hơn lên bởi sự đa dạng văn hóa của nhân loại.
Những công trình của tác giả đã công bố
1. Thái Viết Tường (3/2005), "Văn hoá Quảng Nam trong tiến trình đổi mới. Quảng Nam 30 năm thành tựu và hội nhập", Báo Đối ngoại
Việt Nam ECONOMIC NEW, tr.269-274.
2. Thái Viết Tường (2006), "Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", Tạp chí Văn hoá Quảng Nam,
(55), tr.6-8.
3. Thái Viết Tường (2006), "Những giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở Quảng Nam", Tạp chí Khoa học sáng tạo, (38), tr.21-23.
4. Thái Viết Tường (2006), "5 năm xây dựng Văn hoá thông tin miền nói Quảng Nam", Tạp chí Văn hoá Quảng Nam, (57), tr.13-18.
5. Thái Viết Tường (2006), "Vai trò thiết chế văn hoá thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Quảng Nam", Tạp chí Văn hoá
Quảng Nam, (58), tr.7-10.
6. Thái Viết Tường (2006), "Văn hoá Quảng Nam động lực của sự phát triển", Tạp chí Văn hoá Quảng Nam, (59), tr.11-14.
7. Thái Viết Tường (2006), "Văn hoá Quảng Nam điểm tựa của phát triển du lịch", Tạp chí Văn hoá Quang Nam, (60), tr.9-12.