Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về phát triển du lịch văn hóa, một lợi thế của Quảng Nam

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 59 - 60)

IV/ Phân theo loại hình đầu tư

1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về phát triển du lịch văn hóa, một lợi thế của Quảng Nam

văn hóa, một lợi thế của Quảng Nam

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam và có những giải pháp phát triển du lịch văn hóa đúng hướng cần phải có chuyển biến nhiều hơn nữa trong nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng dân cư. Tiếp tục tuyên truyền quảng bá dưới nhiều hình thức góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn xã hội về vị trí vai trò, tầm quan trọng của du lịch, du lịch văn hóa, về lợi thế phát triển du lịch văn hóa và trách nhiệm của cộng đồng đối với việc đổi mới và phát triển du lịch và du lịch văn hóa. Tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ phát triển du lịch văn hóa gắn liền với giữ gìn, trùng tu di sản văn hóa. Quảng Nam giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng là tài nguyên vô tận là lợi thế so sánh cao để phát triển du lịch, du lịch văn hóa

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, để nhân dân cùng với nhà nước, cùng với các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch, đầu tư phát triển du lịch, gắn lợi Ých của ngành du lịch với lợi Ých của cộng đồng, nhất là đối với du lịch văn hóa. Có cơ chế khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ giữ gìn, khai thác các di sản văn hóa để phát triển

du lịch " theo phương thức văn hóa nuôi du lịch, du lịch nuôi văn hóa", có như vậy thì mới tạo điều kiện về kinh phí, về nguồn nhân lực để quản lý, bảo vệ, tổ chức, khai thác các di sản văn hóa để phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam (Trang 59 - 60)