IV/ Phân theo loại hình đầu tư
1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí
3.2.3.1. Đầu tư bảo tồn,tôn tạo các di sản văn hóa
Phải nghiên cứu kỹ lưỡng về từng di sản, về mối quan hệ biện chứng giữa nó với một không gian, thời gian nhất định, về mối quan hệ với các di sản văn hóa khác để đề ra giải pháp bảo tồn phù hợp, hiệu quả nhất. Bảo tồn di sản văn hóa là quá trình loại bỏ các yếu tố xâm hại của bên ngoài làm biến dạng di tích, khôi phục các yếu tố bị mất, bị biến dạng, giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc nhằm tìm lại những giá trị vốn có của di tích và làm cho di tích có kết cấu bền vững. Trong đó việc giữ lại yếu tố nguyên gốc là nội dung quan trọng nhất khi tu bổ di tích. Luật di sản văn hóa qui định: "Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích... phải đảm bảo giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích" [20, tr.21].
Từ quan điểm nêu trên, có thể đề xuất các biện pháp bảo tồn tu bổ di sản văn hóa ở Quảng Nam.
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về di sản để người dân tham gia thực hiện những qui định của các tổ chức quốc tế, pháp luật của Việt Nam và của địa phương về bảo tồn, tu bổ các di sản, ngăn ngừa những vi phạm, xâm hại, ảnh hưởng xấu đến di sản, làm cho di tích xuống cấp, hư hỏng.
Thông qua chủ trương, cơ chế, chính sách của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương,thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các phong trào quần chúng ở cơ sở để tuyên truyền, vận động rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát động phong trào”Sống cùng di sản”,đưa chương trình học tập ngoại khoá về di sản vào các trường phổ thông. Các cơ quan nhà nước cần có chính sách khen thưởng kịp thời bằng những hình thức phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn, tu bổ di sản, đồng thời cũng xử lý kịp thời, nghiêm túc những trường hợp vi phạm, xâm hại di sản văn hóa.
Thực hiện nghiêm các qui định về quản lý, bảo tồn di sản ở Quảng Nam, theo"Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới,"Hiến chương về bảo tồn những khu vực có ý nghĩa văn hóa","Văn kiện Nare về giữ gìn tính nguyên gốc của di sản trong quá trình tu bổ" và pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh", nay là Luật di sản văn hóa, cũng như quy chế quản lý di tích, danh lam thắng cảnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Đồng thời tiếp tục biên soạn,tu chỉnh những văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với thực tế của Quảng Nam, nhằm cụ thể hóa những qui định của quốc tế, của Việt Nam trong công tác quản lý, tôn tạo di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa thế giới nói riêng.
Bảo tồn di sản văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch và cải thiện dân sinh. Phải có cơ chế cụ thể vừa bảo tồn di tích vừa giao cho các gia đình, tổ chức, cá nhân, các ngành khai thác các di tích vào việc sản xuất kinh doanh, phục vụ các hoạt động du lịch. Như vậy thì công tác bảo tồn di sản văn hóa sẽ gắn với lợi Ých cộng đồng, giải quyết được việc làm, tăng thu hập, cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư; đồng thời tạo nên nguồn kinh phí để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư trở lại cho bảo tồn, tu bổ di sản văn hóa.