IV/ Phân theo loại hình đầu tư
1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí
3.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa để phát triển du lịch văn hóa
Cùng với việc bảo tồn các di sản văn hóa điều quan trọng nữa là tạo môi trường văn hóa. "Không những các loại hình văn hóa được xác định là những thành tố góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm du lịch mà hơn thế nữa, giá trị văn hóa còn được coi là cái tạo nên tính đặc sắc, độc đáo nhất thiết cần phải có của sản phẩm du lịch, vì vậy nó là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, qua đó quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách vốn mang tính chất văn hóa tinh thần là chủ yếu từ đó mà quyết định luôn cả hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch nói chung" [23, tr.39]. Sự hướng tới những giá trị văn hóa khác nhau là nhu cầu trước hết của khách du lịch. Khách du lịch đến nước khác, nơi khác là nhằm thưởng thức văn hóa, phong tục tập quán của nước đó, khu vực đó. Vì vậy tham quan các di tích văn hóa lịch sử, thưởng thức các món ăn đặc sản, mua sắm hàng hóa lưu niệm đặc sắc, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, tham gia các hoạt động phong tục tập quán trở thành nội dung hoạt động chủ yếu để du khách tìm hiểu văn hóa địa phương và phong tục tập quán của dân tộc. Để đáp
ứng nhu cầu đó của du khách cần tập trung xây dựng môi trường văn hóa với những nội dung cụ thể như sau.
a. Văn hóa trong kinh doanh du lịch
Đó là sự tôn trọng đối với khách hàng, thể hiện qua chất lượng sản phẩm du lịch, qua hành vi ứng xử của nhân viên du lịch, qua việc thực hiện đầy đủ các cam kết, cung cấp dịch vụ du lịch đúng giá trị, thể hiện qua mức độ chuyên nghiệp của người quản lý, hoạt động du lịch,..., điều đó tạo cho du khách cảm giác thỏa mái, bình yên, thú vị.
b. Duy trì và tô đậm các thuần phong, mỹ tục thể hiện truyền thống hiếu
khách, nét văn hóa đặc sắc của Quảng Nam tạo cảm giác gần gũi thân thiện, gây Ên tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi đến Quảng Nam.Đồng thời loại bỏ những tập quán xấu, những hành vi lạc hậu,như đeo bám du khách, trẻ em lang thang, ăn xin, những thái độ khiếm nhã với du khách làm tổn hại đến du lịch.
Ở các điểm du lịch văn hóa cần tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống (nghệ thuật Chăm, hát bộ, hát bài chòi, múa sắc bùa, nhạc cồng chiêng các dân tộc,...), tổ chức các điểm trưng bày hiện vật văn hóa, cửa hàng bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điểm bán sách, báo, phục vụ văn hóa Èm thực, tổ chức các hình thức lễ hội truyền thống.
Đối với khách du lịch, là đối tượng đi thăm quan tìm hiểu, hưởng thụ những giá trị văn hóa và hành vi của họ cũng tác động trực tiếp đến các di sản văn hóa, nơi mà họ đến. Những du khách có hành vi và nhận thức tích cực thì chào đón, cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất; những hành khách có hành vi xâm hại đến văn hóa, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch cần phải ngăn chặn kịp thời và từ chối cung cấp các dịch vụ du lịch.