IV/ Phân theo loại hình đầu tư
1 Khu lưu trú, dịch vụ và nghỉ dưỡng 55 2Khu lưu trú, vui chơi giải trí
2.2.8. Tác động của phát triển du lịch đến di sản văn hóa, đến môi trường ở Quảng Nam
trường ở Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đã quan tâm đầu tư bảo vệ, khai thác các di tích văn hóa, lịch sử. Một thành quả lớn nhất là Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin nghiên cứu, phát hiện và làm hồ sơ thủ tục để Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới vào cuối năm 1999. Sau khi hai nơi này được công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà văn hóa ở trong nước và nước ngoài đến Quảng Nam nghiên cứu, chiêm ngưỡng và tiếp tục khám phá những giá trị văn hóa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Quảng Nam. Các công trình khảo cổ học đã khẳng định Quảng Nam là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đại Việt - Chămpa - Sa Huỳnh, là nơi giao hòa của văn hóa Đông - Tây, và chính đây là nhân tố tác động làm phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa.
Thông qua du lịch mà Hội An, Mỹ Sơn, Quảng Nam đã trở thành địa chỉ quen thuộc, Ên tượng đối với nhiều người trên thế giới. Du lịch phát triển đem lại giá trị tinh thần cho con người, giúp con người biết trân trọng
hiện tại, giữ gìn quá khứ, nâng cao sự hiểu biết về lịch sử văn hóa dân tộc mình cũng như tăng cường sự hiểu biết về các nền văn hóa của các quốc gia, các dân tộc khác.
Cùng với phát triển du lịch, Quảng Nam đã có nhiều việc làm thiết thực để giữ gìn và phát triển văn hóa như thành lập "Hội Bảo trợ di sản văn hóa kiến trúc Hội An" ngay từ năm 1995; xây dựng quy chế quản lý bảo tồn và sử dụng di tích, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lập dự án xây dựng Hội An thành thị xã văn hóa thời kỳ 2000 - 2005; xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Mỹ Sơn; dự án bảo tồn sinh thái ở Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh, rừng nguyên sinh Sông Thanh,... Nhiều dự án đầu tư trùng tu các di tích văn hóa có giá trị được triển khai thực hiện, như dự án bảo tồn nhà cổ ở Hội An; dự án tôn tạo kết cấu hạ tầng trong khu phố cổ Hội An, dự án tôn tạo các di tích trong khu di tích Mỹ Sơn, dự án tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Nước Oa, Phước Trà, địa đạo Kỳ Anh,... Nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông, điện thắp sáng đến các di tích văn hóa lịch sử có giá trị gần 500 tỷ đồng, góp phần giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa, làm cho các di tích văn hóa lịch sử xích lại gần cộng đồng, sống với cộng đồng và được cộng đồng tham gia bảo vệ, giữ gìn; đồng thời giá trị giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của di tích cũng được phát huy.
Tuy vậy, về mặt này đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Mặc dù du lịch văn hóa là loại hình chủ đạo của du lịch Quảng Nam trong những năm qua, nhưng chủ trương phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo tồn,tôn tạo văn hóa chưa được thực hiện một cách đồng bộ.
Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn được ngành du lịch khai thác một cách quá tải. Gần 70 nhà cổ Hội An đang xuống cấp nặng, hàng chục đền tháp ở Mỹ Sơn cần phải được trùng tu, tôn tạo nhưng đang thiếu vốn, chưa tìm được giải pháp trùng tu, chưa có chủ trương cụ thể của ngành du lịch,
ngành văn hóa thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam; kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống điện, cấp thóat nước,... ở phố cổ Hội An đang xuống cấp và hư hỏng, đường vào khu di tích Mỹ Sơn chậm được đầu tư xây dựng. Giá trị văn hóa lớn nhất ở Mỹ Sơn là kiến trúc cổ của người Chămpa, ở Hội An là phố cổ với kiến trúc gỗ nhưng hiện nay không gian kiến trúc ở đây đang bị xâm hại, nhiều công trình cao tầng mọc lên trong khu bảo vệ phố cổ Hội An. Nhiều nhà mái bằng, nhà ống xây dựng trên đường vào khu di tích Mỹ Sơn, làm ảnh hưởng đến không gian kiến trúc, mất dần đi giá trị gốc của hai di sản văn hóa thế giới này. Nhiều dự án tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng không có vốn thực hiện.
Ngành du lịch đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian không còn đúng với giá trị gốc của nó, làm sai lệch lịch sử, không đúng với truyền thuyết, tổ chức lễ hội theo ý muốn chủ quan, có những lễ hội không có thật làm tổn hại đến văn hóa.
Nhiều hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch không đúng với lịch sử, không phù hợp với truyền thống văn hóa và có những việc làm, những Ên phẩm phát hành không đúng với quy định về quản lý nhà nước đối với văn hóa.
Ở mức độ nhất định, du lịch phát triển làm xuất hiện tệ nạn xã hội như nạn ăn xin, đeo bám khách bán hàng, nạn mại dâm và tiềm Èn những nguy cơ lây truyền bệnh tật.
Các dự án lớn đầu tư cho du lịch chưa chú ý bảo vệ môi trường, nên ở nhiều nơi trong tỉnh như Điện Bàn, Hội An đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường.