2.5.1. Những mặt mạnh
Hiệu trưởng đã được học tập, bồi dưỡng những nội dung cơ bản của công tác QL, có năng lực quản lý, có thể đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn giáo dục.
Hiệu trưởng đã quan tâm đến công tác QL hoạt động đánh giá trẻ. Phân công lao động và bố trí cơng việc phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với năng lực, thế mạnh của mỗi người, phát huy tốt hiệu quả lao động của CB-GV-NV; chú ý việc cần nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực cho CB-GV-NV; có chú ý trang bị các phương tiện, đồ dùng phục vụ hoạt động đánh giá trẻ cho GV; Tổ chức các phong trào thi đua, các phong trào ngoại khóa, các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ....
Hiệu trưởng quan tâm đến việc tổ chức triển khai cho GV hiểu biết các chỉ thị, thơng tư, văn bản có liên quan đến ngành học để họ có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý hoạt động giáo dục, BGH nhà trường đã giúp cho cán bộ, GV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, vai trò của đội ngũ GV là chủ đạo, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng của trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non. Thơng qua nhiều hình thức, biện pháp kiểm tra, theo dõi, quản lý hoạt động đánh giá
trẻ, CBQL nhà trường đã kịp thời giúp đỡ cán bộ, GV trong việc điều chỉnh các hoạt động GD nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ, cuối các năm học nhà trường đều hồn thành chương trình PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
Sở GD thành phố Hà Nội, Phịng GD& ĐT Huyện Thanh Trì cũng rất quan tâm đến việc công tác đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong các trường mầm non.
2.5.2. Những mặt hạn chế
* Về quản lý hoạt động giáo dục:
QL việc sinh hoạt tổ chun mơn chưa khoa học và chưa có chỉ đạo sát sao vì các sinh hoạt cịn mang tính hình thức, cịn nặng về hành chính, nội dung ít có sự đổi mới, chưa thật sự đem lại hiệu quả, chưa phát huy vai trò định hướng, giải quyết vướng mắc cho GV.
Cịn ít những buổi hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chun đề có tính chất trao đổi kinh nghiệm, nội dung về việc thực hiện hoạt động đánh giá trẻ.
Công tác viết SKKN về nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T còn mờ nhạt, chưa hiệu quả.
* Cơng tác kiểm tra đánh giá GV vẫn cịn một số điều bất cập:
Kiểm tra đánh giá GV nhiều khi còn bằng cảm tính, chưa áp dụng theo chuẩn quy định, còn nặng về đánh giá mà chưa chú ý đến việc điều chỉnh, gợi ý những biện pháp khắc phục hạn chế.
Khi kiểm tra còn nặng về hồ sơ sổ sách, sản phẩm mà chưa chú ý đến quá trình thực hiện để tạo nên sản phẩm đó.
Việc kiểm tra nhiều khi cịn vì tính mục tiêu, có nghĩa là kiểm tra chỉ để hồn thành chỉ tiêu số lượng nghĩa vụ bắt buộc mà chưa chú ý nhiều đến việc tìm ra các biện pháp tối ưu để thực hiện hiệu quả hơn.
Chưa có sự quan tâm đầu tư cao cho cơng tác bồi dưỡng và khích lệ GV tự học tự bồi dưỡng.
* Về quản lý các hỗ trợ hoạt động đánh giá trẻ 5 tuổi
Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cơng tác GD cịn hạn chế chưa đáp ứng phù hợp với nhu cầu tối thiểu quy định về trang thiết bị đồ dùng theo Thông tư 02.
2.5.3. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Việc QL của CBQL nhà trường cịn theo thói quen, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Hiệu trưởng có ít thời gian, lại có q nhiều cơng việc nên ảnh hưởng nhiều đến các công tác QL.
Một số GV cịn chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa tốt, chưa thống nhất được biện pháp phối hợp để đánh giá trẻ, sự tuyên truyền về kiến thức giáo dục kết hợp đánh giá trẻ theo khoa học cho phụ huynh chưa thực sự được sâu rộng.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thành phần phụ huynh học sinh của nhà trường rất đa dạng, điều kiện kinh tế, nhận thức, kiến thức về GD trẻ của phụ huynh phần nhiều còn hạn chế.
Các GV vừa phải đảm bảo cả hai cơng việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, phần lớn thời gian đều gắn bó với trẻ ở trường nên khơng có nhiều thời gian tự học tập để nâng cao trình độ,
Về chất lượng đội ngũ GV: Do tác động của nền kinh tế thị trường làm cho ý thức nghề nghiệp, phẩm chất của một số bộ phận GV có biểu hiện sa sút, thiếu trách nhiệm. GV được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên trình độ chưa đồng bộ cả về chất lượng và số lượng gây hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá trẻ.
Về chế độ chính sách đối với CBQL, GV chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và áp lực công việc hiện nay. Nguồn kinh phí ngân sách cấp cho GDMN còn phân bổ chưa hợp lý, sự đãi ngộ và quan tâm của xã hội đối với GDMN chưa thỏa đáng với công sức và thời gian tâm huyết của CB-GV-NV trong trường mầm non.
Tình trạng thiếu năng lực của GV như đã nêu, chủ yếu là do chính sách, cơ chế về chế độ đãi ngộ GV chưa hợp lý, thu nhập của GV mầm non chưa tương xứng với cường độ và năng suất lao động
QL cịn mang tính thủ tục hành chính, cơ chế QL cịn thiếu tính ổn định, thiếu tự chủ, còn phụ thuộc vào cơ cấu, chưa tạo cơ hội cho Hiệu trưởng phát huy sự chủ động sáng tạo trong QL của mình.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã điều tra và phân tích thực trạng QL hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội theo Bộ chuẩn PTTE5T. Trường mầm non Tân Triều huyện Thanh Trì đã thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển, bước đầu đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ bất cập ở một số khâu như:
- GV, đặc biệt là PHHS chưa nhận thức rõ về hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi; về mục đích, ý nghĩa của hoạt động đánh giá trẻ; mục tiêu, nội dung của của Bộ chuẩn PTTE5T; chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đối với việc đánh giá sự phát triển của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá trẻ 5 tuổi chưa theo 1 quy trình chuẩn, chưa xác định thời gian thực hiện rõ ràng, điều chỉnh kế hoạch chưa kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhà trường đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi nhưng chưa hiệu quả. Chưa chú ý đến các nhu cầu bồi dưỡng thực tế của giáo viên tại trường.
- GV chưa nắm rõ việc xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ, không chú ý đến các bước khi xây dựng bộ công cụ. Chất lượng bộ công cụ đánh giá trẻ theo chủ đề trong trường chưa cao.
- Nhà trường chưa quan tâm đến điều kiện nguồn lực để hỗ trợ GV thực hiện tốt việc đánh giá sự phát triển của trẻ. Chưa tạo được mạng lưới chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc phối hợp đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra đánh cịn vì tính mục tiêu, kiểm tra chỉ để hoàn thành chỉ tiêu, số lượng nghĩa vụ bắt buộc mà chưa chú ý đến việc tìm ra các biện pháp tối ưu để thực hiện hiệu quả hơn.
Thực trạng này đã đặt ra những vấn đề đòi hỏi cần phải đưa ra các biện pháp QL hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi hiệu quả hơn nhằm giúp hiệu trưởng phát huy hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình trong cơng tác QL hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
TÂN TRIỀU- THANH TRÌ - HÀ NỘI
THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Ngun tắc này địi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả QL hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi góp phần nâng cao chất lượng GDMN trẻ 5 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng giúp trẻ bước vào lớp 1.
3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện
Ngun tắc này địi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động nên tồn bộ q trình thực hiện hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T tại trường mầm non Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách, điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi, ngồi ra cịn phải căn cứ vào tình hình phát triển KT-XH của địa phương.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội theo Bộ chuẩn PTTE5T.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các giải pháp phải thực hiện và cụ thể hóa đường lối và phương châm GD của Đảng và của Nhà nước phù hợp với quy định của ngành trong quá trình QL. Các giải pháp đề xuất đòi hỏi phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T tại trường mầm non Tân Triều huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Ngun tắc này địi hỏi các giải pháp được đề xuất phải có cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, phải phù hợp với điều kiện KT-XH của xã Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội, phù hợp với đội ngũ GV, với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi mầm non Tân Triều-Thanh Trì-Hà Nội theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
3.2.1. Quản lý hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của GV và cha mẹ trẻ về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ th o ộ chu n phát triển trẻ m 5 mẹ trẻ về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ th o ộ chu n phát triển trẻ m 5 tuổi
3.2.1.1. Mục đích
Giúp GV và đặc biệt là cha mẹ trẻ có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi; mục tiêu, nội dung của Bộ chuẩn PTTE5T; các yêu cầu phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; các phương pháp đánh giá trẻ; sự cần thiết của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Giúp GV mầm non nhận thức được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là việc làm thường xuyên - đó là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giúp trẻ được phát triển toàn diện.
3.2.1.2. Nội dung
Nâng cao nhận thức của GV lớp mẫu giáo 5 tuổi và của cha mẹ trẻ:
+ Đối với GV: Nhận thức đúng vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình; tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn cách thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tích cực, tự giác và nghiêm túc; nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá trẻ và biết được trách nhiệm của mình phải giúp trẻ 5 tuổi phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp 1…
Xây dựng phong trào học tập sôi nổi trong nhà trường, lấy tập thể hội đồng sư phạm là nơi khích lệ, động viên GV học tập, tạo điều kiện về vật chất và thời gian khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của GV.
+ Đối với cha mẹ trẻ: Nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp cùng với GV để giúp trẻ đạt được các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giúp trẻ được phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp 1.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Để thực hiện các nội dung trên, trường mầm non Tân Triều huyện Thanh Trì cần thực hiện chỉ đạo chung và tổ chức thực hiện các vấn đề sau:
- Tiến hành mời các chun gia, chun viên có chun mơn giỏi của Sở, Phịng GD&ĐT, những người có chun mơn cao và am hiểu về quy định đánh giá theo Bộ chuẩn PTTE5T về trường mình để tập huấn cho GV về nhận thức, lý luận, tư tưởng nhằm trang bị kiến thức cho CBQL, GV nhà trường về công tác đánh giá trẻ trong nhà trường.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện kiểm tra, đánh giá trẻ 5 tuổi theo quy định tại Thông tư 23/2010/TT-BGD&ĐT.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề trong đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, PHHS và các đối tượng khác liên quan trong toàn trường trong việc tiếp tục phát huy hiệu quả các hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
- Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các GV khối mẫu giáo 5 tuổi trong trường, hoặc các trường bạn nhằm nâng cao sự thống nhất trách nhiệm và ý thức tự học hỏi trong việc đánh giá trẻ.
- Thông qua các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền của trường lớp, qua sự trao đổi, phát tờ rơi, phiếu…của GV tăng cường tuyên truyền tới cha mẹ trẻ về: CTGDMN; mục tiêu, nội dung, kế hoạch GD trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Bộ chuẩn PTTE5T. GV chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi và CBQL hướng dẫn cha mẹ trẻ cách sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, phối hợp với GV, nhà trường trong việc CS-GD trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước, ngành, trường. Phối hợp chặt chẽ các tổ chức trong nhà trường để tổ chức hiệu quả các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Tạo mọi điều kiện về CSVC và tinh thần cho GV trong các hoạt động.
Hiệu trưởng, BGH phải xây dựng được kế hoạch và thống nhất thực hiện kế hoạch bồi dưỡng trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tới toàn thể CBQL, GV khối mẫu giáo 5 tuổi và các đối tượng liên quan.
CBQL cần tạo được sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường và đội ngũ GV khối mẫu giáo 5 tuổi - những người trực tiếp tiến hành hoạt động đánh giá trẻ.
Nâng cao nhận thức của GV và cha mẹ trẻ về hoạt động đánh giá trẻ nhằm nâng cao chất lượng phát triển cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là biện pháp cần thiết nhưng nó chỉ