Quản lý hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của GV và cha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non tân triều theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi (Trang 73 - 75)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non

3.2.1. Quản lý hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của GV và cha

tuổi

3.2.1.1. Mục đích

Giúp GV và đặc biệt là cha mẹ trẻ có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi; mục tiêu, nội dung của Bộ chuẩn PTTE5T; các yêu cầu phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; các phương pháp đánh giá trẻ; sự cần thiết của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

Giúp GV mầm non nhận thức được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là việc làm thường xuyên - đó là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giúp trẻ được phát triển toàn diện.

3.2.1.2. Nội dung

Nâng cao nhận thức của GV lớp mẫu giáo 5 tuổi và của cha mẹ trẻ:

+ Đối với GV: Nhận thức đúng vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình; tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn cách thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tích cực, tự giác và nghiêm túc; nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá trẻ và biết được trách nhiệm của mình phải giúp trẻ 5 tuổi phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp 1…

Xây dựng phong trào học tập sôi nổi trong nhà trường, lấy tập thể hội đồng sư phạm là nơi khích lệ, động viên GV học tập, tạo điều kiện về vật chất và thời gian khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của GV.

+ Đối với cha mẹ trẻ: Nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp cùng với GV để giúp trẻ đạt được các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giúp trẻ được phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp 1.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện các nội dung trên, trường mầm non Tân Triều huyện Thanh Trì cần thực hiện chỉ đạo chung và tổ chức thực hiện các vấn đề sau:

- Tiến hành mời các chun gia, chun viên có chun mơn giỏi của Sở, Phịng GD&ĐT, những người có chun mơn cao và am hiểu về quy định đánh giá theo Bộ chuẩn PTTE5T về trường mình để tập huấn cho GV về nhận thức, lý luận, tư tưởng nhằm trang bị kiến thức cho CBQL, GV nhà trường về công tác đánh giá trẻ trong nhà trường.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện kiểm tra, đánh giá trẻ 5 tuổi theo quy định tại Thông tư 23/2010/TT-BGD&ĐT.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề trong đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, PHHS và các đối tượng khác liên quan trong toàn trường trong việc tiếp tục phát huy hiệu quả các hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

- Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các GV khối mẫu giáo 5 tuổi trong trường, hoặc các trường bạn nhằm nâng cao sự thống nhất trách nhiệm và ý thức tự học hỏi trong việc đánh giá trẻ.

- Thông qua các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền của trường lớp, qua sự trao đổi, phát tờ rơi, phiếu…của GV tăng cường tuyên truyền tới cha mẹ trẻ về: CTGDMN; mục tiêu, nội dung, kế hoạch GD trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Bộ chuẩn PTTE5T. GV chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi và CBQL hướng dẫn cha mẹ trẻ cách sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, phối hợp với GV, nhà trường trong việc CS-GD trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước, ngành, trường. Phối hợp chặt chẽ các tổ chức trong nhà trường để tổ chức hiệu quả các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Tạo mọi điều kiện về CSVC và tinh thần cho GV trong các hoạt động.

Hiệu trưởng, BGH phải xây dựng được kế hoạch và thống nhất thực hiện kế hoạch bồi dưỡng trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tới toàn thể CBQL, GV khối mẫu giáo 5 tuổi và các đối tượng liên quan.

CBQL cần tạo được sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường và đội ngũ GV khối mẫu giáo 5 tuổi - những người trực tiếp tiến hành hoạt động đánh giá trẻ.

Nâng cao nhận thức của GV và cha mẹ trẻ về hoạt động đánh giá trẻ nhằm nâng cao chất lượng phát triển cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là biện pháp cần thiết nhưng nó chỉ phát huy hết tác dụng khi các CBQL biết vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của nhà trường kết hợp với các biện pháp khác.

3.2.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ th o ộ chu n phát triển trẻ m 5 tuổi một cách chặt chẽ, khoa học, sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non tân triều theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)