3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non
3.2.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá sự phát triển
đáp ứng yêu cầu mới
3.2.2.1. Mục đích
Giúp CBQL, GV lớp 5 tuổi trong trường mầm non nắm vững mục đích, nội dung, biện pháp, kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá dựa trên cơ sở Bộ chuẩn PTTE5T, hỗ trợ thực hiện CTGDMN, nhằm nâng cao chất lượng trẻ, chuẩn bị tâm thế, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ 5 tuổi.
Giúp GV lớp 5 tuổi xác định được mục tiêu, nội dung, hoạt động GD, lựa chọn các chỉ số đánh giá phù hợp với từng chủ đề, có phương pháp đánh giá trẻ phù hợp. Định hướng cho GV lớp mẫu giáo 5 tuổi cách xây dựng Bộ công cụ, cách tổ chức đánh giá trẻ, phối hợp với PHHS, tổng hợp kết quả, có những điều chỉnh hoạt động GD để giúp trẻ được phát triển toàn diện.
Giúp cho CBQL tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả, rút kinh nghiệm. Định hướng nội dung tuyên truyền về hoạt động đánh giá trẻ, về Bộ chuẩn PTTE5T cho cha mẹ trẻ; phối hợp với GV để đánh giá trẻ, tích cực ủng hộ, hỗ trợ nhà trường nâng cao chất lượng trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3.2.2.2. Nội dung
Đối với BGH: Xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Đối với GV: Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá trẻ của lớp phù hợp với đặc điểm của trẻ, điều kiện riêng của lớp.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện:
BGH xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN của nhà trường trong đó có việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi và triển khai đến toàn bộ GV lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Ví dụ: Kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá dựa trên Bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi của trường Mầm non Tân Triều
I. Đánh giá khái quát đặc điểm tình hình 1. Đặc điểm
Giáo viên:
Tổng số GV lớp
mẫu giáo 5 tuổi Số GV/ 1 lớp
Trình độ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi Đại học Cao đẳng Trung cấp
Học sinh:
Tổng số trẻ 5 tuổi Số trẻ / 1 lớp
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi. - Thuận lợi: .................................................................................................. - Khó khăn: ................................................................................................. II. Mục tiêu – Nội dung cần đạt:
1. Đối với Ban giám hiệu: ........................................................................ 2. Đối với giáo viên: . .............................................................................. 3. Đối với trẻ: ........................................................................................... 4. Đối với cha mẹ trẻ: ............................................................................. III.Các biện pháp chính:
1. Đối với Ban giám hiệu: ........................................................................ 2. Đối với giáo viên: . .............................................................................. 3. Đối với trẻ: ........................................................................................... 4. Đối với cha mẹ trẻ: .............................................................................
IV. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian Nội dung công việc Biện pháp Phân công
Tháng 9
- Xây dựng kế hoạch - Bồi dưỡng chuyên môn cho GV về hoạt động đánh giá trẻ.....
- Đầu tư cơ sở vật chất - Tuyên truyền với phụ huynh về hoạt động đánh giá trẻ....
- Nghiên cứu sách hướng dẫn để xây dựng kế hoạch - Tham gia tập huấn, sinh hoạt chun mơn...
- Rà sốt, bổ sung đầu tư cơ sở vật chất theo TT02 - BGH - BGH và GV lớp MG 5 tuổi .......... Tháng 10 ...................................... ...................................... ................. ...............
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng dựa vào thông tư 23 quy định về đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T để xây dựng kế hoạch và thống nhất thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tới toàn thể CBQL, GV khối mẫu giáo 5 tuổi.
Tạo mọi điều kiện về CSVC để GV thực hiện hoạt động đánh giá.
Phối hợp tốt thành phần tham gia vào hoạt động đánh giá trẻ như BGH, GV, cha mẹ trẻ để thực hiện hoạt động đánh giá trẻ đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ th o ộ chu n phát triển trẻ m 5 tuổi