Khái niệm “Năng lực”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Khái niệm “Năng lực”

Những năm gần đây “năng lực” là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu vì vậy nên có rất nhiều định nghĩa, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm năng lực. Trong tâm lý học, năng lực rất được quan tâm nghiên cứu.Theo quan điểm của tâm lý học mác xít, năng lực của con người gắn liền với quá trình hoạt động của chính họ, thơng qua hoạt động mới dầ hình thành năng lực. Nói một cách khái quát theo tác giả Đặng Thành Hưng (2010) thì “Năng lực (competency) là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động. Năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản của nó chỉ gồm tri thức, kỹ năng và hành vi biểu cảm (thái độ)”. Tác giả Đặng Thành Hưng thể hiện các dạng năng lực nói trên thành sơ đồ cấu trúc năng lực như sau:

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc năng lực (Đặng Thành Hưng,2010)

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2013) trong lĩnh vực giáo dục năng lực của người học cũng được xem là “khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống”

Một cách cụ thể hơn, chương trình giáo dục phổ thơng của Quebec – Canada cho rằng “năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân ... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức tạp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. Vì vậy, năng lực cần được chú trọng đào tạo và rèn luyện trong toàn bộ năng lực của người học.

Tổng kết lại, các quan điểm trên đều xem xét năng lực là tổng hòa của kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên chỉ có kiến thức, kỹ năng và thái độ khơng thì chưa phải là năng lực, mà năng lực chỉ được hình thành khi liên kết các thành tố nàyđể hoạt động thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Trong luận văn này tác giả thống nhất với quan niệm của tác giả Lê Thị

Hồng Hạnh trong việc xác định khái niệm năng lực như sau: Năng lực là khả

năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong thực tiễn.[11]

Năng lực Năng lực hiểu Tri thức – Trí tuệ Năng lực làm Kĩ năng – Kĩ xảo Năng lực cảm Tình cảm – Giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 25 - 27)