Khái niệm ”Nghiên cứu khoa học”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 27 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Khái niệm ”Nghiên cứu khoa học”

Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2011) nghiên cứu khoa học là "một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học" , điều này có thể được hiểu rằng NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Thơng qua việc NCKH chúng ta có thể chứng minh, phát hiện, sáng tạo ra bản chất sự việc mới, phương pháp, kiến thức mới có giá trị cao hơn có ý nghĩa góp phần vào sự phát triển của xã hội.Chúng ta muốn làm NCKH tốt ngồi việc phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu cịn phải có sự đam mê và ln ln được rèn luyện cách làm việc độc lập, tự lực, có phương pháp ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Tác giả Phạm Viết Vượng trong giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” đã nhận định: “Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá bằng cách tác động vào các đối tượng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình và kết quả tác động đó cho ta tri thức về đối tượng”

Đối với sinh viên, hoạt động NCKH thường được bắt đầu từ hoạt động tái tạo và thường trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau. Mức độ cao của tính tích cực sáng tạo của sinh viên thể hiện ở việc họ biết tự đặt vấn đề một cách độc lập, tự tìm cách giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án tối ưu [11]

Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có điều kiện để tiếp cận với các đề tài ở quy mô nhỏ, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học chất lượng, hiệu quả. Không chỉ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học cịn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độc lập, tự học hỏi của sinh viên. Đối với mỗi sinh viên, những kỹ năng này không chỉ quan trọng trong quãng thời gian học tập tại giảng đường mà còn theo sát họ trong suốt quãng thời gian làm việc sau này. Do đó, việc trau dồi và phát huy những kỹ năng này là yêu cầu được đặt là thiết thực đối với sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 27 - 28)