Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 31 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Hoạt động NCKH của sinh viên còn được xem là một hoạt động học tập đặc biệt nên hoạt động NCKH có những điểm riêng:

* Về nội dung NCKH của sinh viên:

- Hoạt động NCKH thường tập trung phục vụ cho mục đích học tập nên đề tài nghiên cứu thường xuất phát từ nội dung học tập

- Thường có sự hướng dẫn của giảng viên

- Hoạt động NCKH của sinh viên góp phần nâng cao việc tự học, phát triển, mở rộng kiến thức, hình thành các kỹ năng cần thiết cho công việc

- Sinh viên có thể nghiên cứu một mình, hay kết hợp với giảng viên hoặc theo nhóm trong đó mỗi một sinh viên tham gia nghiên cứu chịu một phần trách nhiệm cụ thể với đề tài.

- Nhận thức khoa học của sinh viên phải là động cơ xuất phát quan trọng của hoạt động khoa học.

* Mục đích NCKH đặc trưng của sinh viên

Trong quá trình học tập ở trường đại học, mỗi sinh viên đều cần phải tự mình biến những kiến thức lý thuyết tiếp thu được qua thầy cô, sách vở,... thành hệ thống tri thức, rèn luyện thành kĩ năng của bản thân, là cơ sở để thực hiện cơng việc trong tương lai. Do đó khi tiến hành học tập ở đại học, sinh viên không chỉ có năng lực học tập thơng thường mà phải tiến hành hoạt động học tập mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo vì quá trình học tập của sinh viên ở các trường đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu, mang tính chất trang bị kỹ năng nghề nghiệp tương ứng chứ khơng đơn giản là học thuộc lịng lý thuyết. Mục đích của các trường đại học là đào tạo cho người học có chun mơn có phẩm chất và năng lực, có khả năng đáp ứng được thực tiễn cơng việc và có khả năng phát triển nghiên cứu sâu hơn với công việc của bản thân. Trong thời đại ngày nay khi tiến hành bất cứ cơng việc gì con người đêu phải nghiên cứu, vì nghiên cứu khơng chỉ làm cho công việc đạt tới chất lượng và hiệu quả cao, mà còn giúp chúng ta cập nhật kịp thời sự đổi mới phát triển của thế giới.. Sinh viên hôm nay chưa phải là nhà khoa học, nhưng sau khi ra trường họ có thể tiếp tục theo con đường nghiên cứu, hoặc trong công

việc luôn cần thiế đến năng lực NCKH. Như vậy việc NCKH đối với sinh viên hơm nay là một hình thức học tập nhưng vơ cùng quan trọng và thực tế cho bản thân sinh viên. Ta có thể kể đến những lợi ích của NCKH đối với sinh viên như sau:

- Tạo cơ hội cho sinh viên củng cố lý thuyết đã được học, đông thờimở rộng, nâng cao tri thức mới.

- Giúp sinh viên tập vận dụng những phương pháp khoa học để áp dụng vào giải quyết những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, từ đó hình thành một hệ thống kĩ năng nghiên cứu khoa học.

- Luôn cập nhật và biết ứng dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình học tập và công việc sau này.

- Tự tạo cho mình thói quen, xây dựng niềm say mê NCKH, từ đó tạo nên thói quen tự học, tự nghiên cứu, độc lập tư duy trong cuộc sống và công việc.

- Thông qua việc NCKH, bước đầu sinh viên sẽ hình thành, củng cố cho mình những phẩm chất như tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng, biết hợp tác trong cuộc sống và trong công tác. Bản chất hoạt động NCKH của sinh viên là hoạt động sáng tạo. Từ việc tìm kiếm, xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tiếp theo là sự biến đổi trong nhận thức, tư duy để chứng minh, tạo ra sản phẩm NCKH. Khi NCKH, sinh viên nảy sinh các ý tưởng sáng tạo, trở nên linh hoạt hơn, làm việc một cách tư duy độc lập hơn và điều đó cũng sẽ được thể hiện trong quá trình học tập. Khi tiến hành NCKH, sinh viên sử dụng phương pháp tư duy độc lập. Trên cơ sơ vượt khó, sẽ tạo nên dấu ấn sâu sắc về kiến thức, cách làm và nhạy bén trong tư duy, nắm vững quy trình lơgic để tiến hành nghiên cứu đồng thời sử dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện tiện kĩ thuật để thu thập, xử lí thơng tin và trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu mới đảm bảo cho NCKH thành cơng. [5]

Mục đích thật sự của việc tổ chức cho sinh viên NCKH là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Để đạt được mục đích này, hoạt động NCKH của sinh viên cần phù hợp với năng lực, nguyện vọng của cá nhân sinh viên;

Với những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận như sau: Đối với sinh viên NCKH là một hình thức học tập đặc biệt, q trình tự học, góp pahàn biến q trình đào tạo thành tự đào tạo, nhằm giúp sinh viên vừa nắm vững kiến thức, kỹ năng vừa nắm vững các phương pháp nhận thức, đồng thời hình thành hứng thú, thói quen nghiên cứu, tư duy độc lập cho cuộc sống và công việc mãi về sau.

* Hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên

Hội nghị Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong hoạt động được định kỳ tổ chức hàng năm. Thời gian giao đề tài Trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của trường; nhu cầu thực tế của xã hội, của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực đào tạo của trường, Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Mục đích của việc tổ chức hoạt động NCKH của sinh viên nhằm nâmg cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên. Đồng thời góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

* Quy trình tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học cho sinh viên:

- Trên cơ sở quy định của nhà trường, giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học với khoa/bộ môn.

- Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa/bộ môn xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Thời gian hoàn thành việc xác định danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: tháng 9 hàng năm.

- Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Nhà trường tổ chức xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, giao đề tài cho sinh viên và phân công người hướng dẫn phù hợp. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên do một người hướng dẫn.

- Sinh viên triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được duyệt. Số sinh viên tham gia thực hiện một đề tài không quá năm người, trong đó phải xác định một sinh viên chịu trách nhiệm chính.

- Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được trình bày trong báo cáo tổng kết đề tài

* Đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở cấp trường được đánh giá theo thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm nội dung: (1)Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài; (2) Mục tiêu đề tài; (3) Phương pháp nghiên cứu: (4) Nội dung khoa học; (5) Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phịng; (5) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài; (6) Điểm thưởng (có cơng bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước).

- Xếp loại đánh giá đề tài

+ Hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cho điểm xếp loại đề tài theo 5 mức: xuất sắc, tốt, khá, đạt và không đạt.

+ Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá (mẫu 3 - Phụ lục). Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng (theo thang 100 điểm) của các thành viên hội đồng có mặt, đề tài được xếp loại ở mức xuất sắc: từ 90 điểm trở lên; mức tốt: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; mức khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; mức đạt: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm và không đạt: dưới 50 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 31 - 35)