Kỹ năng báo cáo kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 81)

C11-Kỹ năng báo cáo kết quả

nghiên cứu N Tối thiểu Tối đa Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

C11.1 Viết tóm tắt đề tài nghiên cứu 195 2 5 3,13 ,959

C11.2 Viết kết luận của đề tài nghiên cứu 195 1 5 3,15 1,125

C11.3 Thiết kế powerpoint báo cáo kết quả nghiên cứu 195 1 5 3,09 1,180

C11.4 Thuyết trình bảo vệ đề tài 195 1 5 3,04 1,186

C11.5 Công bố kết quả nghiên cứu 1 5 3,11 1,183

Biểu đồ 3.12: Đánh giá chung về kỹ năng báo cáo kết quả NCKH của sinh viên

Từ bảng 3.25 ta thấy sinh viên tự đánh giá về kỹ năng ”báo cáo kết quả NCKH” đa số ở mức độ khá trở lên, với giá trị trung bình từ 3,04 đến 3,15. Chỉ báo có giá trị trung bình thấp nhất là chỉ báoc11.4- Thuyết trình bảo vệ đề tài, tiêu chí có giá trị trung bình cao nhất nhất là chỉ báoc11.2- Viết kết luận của đề tài nghiên cứu.

Cụ thể ở biểu đồ 3.12 ta có nhận xét so sánh trong nhóm chỉ báovới nhau thì chỉ báoc11.4 có sinh viên tự đánh giá ở mức 1-không đạt và mức 4- giỏi nhiều nhất,chỉ báoc11.1 có số lượng sinh viên đánh giá ở mức 2-trung

0 5 10 15 20 25 30 35 c11.1 c11.2 c11.3 c11.4 c11.5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

so với chỉ báocịn lại, mức 5-xuất sắc có chỉ báoc11-3 có nhiều thí sinh đánh giá đạt được mức này nhiều hơn so với các chỉ báokhác.

Ở kỹ năng này thực tế sinh viên tham gia NCKH cấp trường thường làm theo từng nhóm nên kỹ năng của từng sinh viên sẽ không đồng đều, và không phải tất cả sinh viên đều được báo cáo trước hội đồng, các sinh viên có thể chia nhau các phần để thực hiện nhiệm vụ.

3.7. Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính

3.7.1. Kiểm định sự khác biệt theo việc đã được học qua phương pháp NCKH hay chưa NCKH hay chưa

Bảng 3.26: Kiểm tra tính đồng nhất của phƣơng sai theo việc đã đƣợc học qua phƣơng pháp NCKH hay chƣa

Thống kê Levene df1 df2 Sig,

2,329 2 192 ,100

Trong kiểm định của thống kê Levene theo việc đã được học qua phương pháp NCKH hay chưa có giá trị Sig. = 0,100 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95% chấp nhận giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy, có thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA ở bước tiếp theo).

Bảng 3.27: Kết quả ANOVA theo việc đã đƣợc học qua phƣơng pháp NCKH hay chƣa Tổng bình phương Số bậc tự do Bình phương trung bình F Sig. Hồi quy 3621,904 2 1810,952 74,773 ,000 Phần dư 4650,117 192 24,219 Tổng cộng 8272,021 194

Trong kiểm định ANOVA ở bảng 3.27, giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, vì vậy, giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau” bị bác bỏ, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên giữa những nhóm được học qua phương pháp NCKH hay chưa (với mức ý nghĩa 0.05).

3.7.2. Kiểm định sự khác biệt theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa NCKH hay chưa

Bảng 3.28: Kiểm tra tính đồng nhất của phƣơng sai theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chƣa

Thống kê Levene df1 df2 Sig,

8,842 3 191 ,000

Trong kiểm định của thống kê Levene theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên ở độ tin cậy 95% bác bỏ giả thuyết H0 “phương sai bằng nhau”. Vì vậy, khơng thể sử dụng kết quả phân tích phương sai ANOVA mà sử dụng kết quả kiểm định Post Hoc (thống kê Tamhane's T2).

Bảng 3.29: Kết quả thống kê Tamhane’s T2 theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chƣa

(I) (J) Trung bình khác nhau (I-J) Sai số chuẩn Sig.

Khoảng tin cậy 95% Chặn dƣới Chặn trên 1 2 -1,76746 1,06243 ,483 -4,7098 1,1749 3 -5,31125* 1,24106 ,000 -8,6831 -1,9394 4 -9,57871* 1,78253 ,000 -14,4853 -4,6721 2 1 1,76746 1,06243 ,483 -1,1749 4,7098 3 -3,54379* ,94616 ,002 -6,0787 -1,0089 4 -7,81125* 1,59136 ,000 -12,2654 -3,3571 3 1 5,31125* 1,24106 ,000 1,9394 8,6831 2 3,54379* ,94616 ,002 1,0089 6,0787 4 -4,26746 1,71578 ,097 -8,9981 ,4632 4 1 9,57871* 1,78253 ,000 4,6721 14,4853 2 7,81125* 1,59136 ,000 3,3571 12,2654 3 4,26746 1,71578 ,097 -,4632 8,9981 *. Mức ý nghĩa 5%.

Dựa vào kết quả kiểm định Post Hoc theo việc đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa ở bảng 3.29, ta thấy có nhiều giá trị Sig. < 0,05 (chỉ cần ít nhất 1 giá trị Sig. <0,05) do đó có thể khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên giữa những sinh viên đã từng tham gia hoạt động tự NCKH hay chưa (với mức ý nghĩa 0,05).

3.8. Các yêu tố ảnh hƣởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.8.1. Các nhân tố xuất phát từ phía sinh viên

Bản thân sinh viên bao gồm nhiều nhân tố như nhận thức, thái độ, tình cảm, động cơ, kiến thức và kỹ năng NCKH và việc nắm bắt cơ hội.

Bảng 3.30: Sinh viên tự đánh giá ý nghĩa việc tham gia NCKH với bản thân

Yếu tố lƣợng Tỷ lệ % trên câu trả lời

Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu 61 8%

Vận dụng lí luận vào thực tiễn 104 13,6%

Nâng cao trình độ tri thức và kỹ năng của bản thân 144 18,8%

Tăng thêm thu nhập 128 16,7%

Có thành tích, đạt được khen thưởng 134 17,5%

Khẳng định bản thân với bạn bè 121 15,8%

Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu phục vụ công việc sau

này 74 9,7%

Từ bảng 3.30 ta thấy động cơ để sinh viên tham gia vào việc NCKH nhiều nhất là để ”nâng cao trình độ tri thức của bản thân” tiếp theo là yếu tố ”có thành tích, đạt được khen thưởng”, thấp nhất là yếu tố ”phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu” và ”rèn luyện kỹ năng nghiên cứu phục vụ công việc sau này” từ điều này cho thấy các em sinh viên mới chi coi việc tham gia NCKH để tăng thành tích cho q trình học tập mà chưa chú trọng đến lợi ích lâu dài mà việc NCKH mang lại cho các em. Ta cũng thấy thực tế là chủ yếu các em học sinh năm thứ 4 tham gia là chủ yếu, các em cũng không tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khác, đa số các nghiên cứu của các em là đồ án tốt nghiệp.

Bảng 3.31: Yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NCKH

Yếu tố lƣợng Tỷ lệ % trên câu trả lời

Khơng thật sự thích tham gia NCKH 60 7,9%

Khơng có nhu cầu tham gia NCKH 99 13,1%

Kiến thức và kỹ năng nghiên cứu còn hạn chế 141 18,6%

Chưa nhận thức được vai trò của NCKH đối với học

tập và phát triển nghề nghiệp trong tương lai 133 17,6%

Sinh viên chưa tiếp cận được với cơ hội nghiên cứu KH 129 17%

Tính cách khơng phù hợp với nghiên cứu (nóng tính,

hấp tấp, vội vàng,…) 135 17,8%

Từ bảng 3.31, ta thấy kiến thức và kỹ năng NCKH của sinh viên là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực NCKH (18,6%), kế đến là yếu tố nhận thức được vai trò của NCKH đối với bản thân (17,6%), thứ ba là yếu tố tính cách khơng phù hợp với nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ 17,8%, yếu tố chưa tiếp cận được với có hội nghiên cứu KH cũng có vai trị ảnh hưởng đối với việc hình thành năng lực NCKH ở sinh viên. Thực tế diễn ra là môn học phương pháp NCKH chỉ là môn tự chọn khơng bắt buộc siinh viên tham gia, có đến hơn 30% sinh viên chưa học môn phương pháp NCKH, các em khơng được thực hành nhiều và chưa có nhiều cơ hội tham gia các đề tài nghiên cứu, nếu có tham gia cũng khơng thường xun nên dẫn đến việc kiến thức và kỹ năng NCKH của sinh viên còn hạn chế.

3.8.2. Các yếu tố xuất phát từ giảng viên:

Bảng 3.32: Các yếu tố từ giảng viên ảnh hƣởng đến việc hinh thành năng lực NCKH

Yếu tố Sô lƣợng Tỷ lệ % trên câu trả lời

Giảng viên chưa cởi mở và nhiệt tình

hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu 59 30,3%

Giảng viên khơng có nhiều thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dành cho việc hướng dẫn sinh viên 96 36,9%

Năng lực hướng dẫn nghiên cứu của

giảng viên còn hạn chế 105 40,4%

Sinh viên nhận định rằng năng lực NCKH của giảng viên ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển năng lực NCKH của sinh viên chiếm tỉ lệ 40,4%, tiếp theo là yếu tố về thời gian dành cho việc hướng dẫn sinh viên NCKH, cuối cùng là nhân tố sự nhiệt tình, cởi mở của giảng viên hướng dẫn. Đứng trên lập trường của sinh viên, sức ảnh hưởng của thầy cô giáo là vơ cùng quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, động lực học tập và hứng thú làm NCKH. Bởi lẽ động lực và hứng thú sẽ khiến cho sinh viên không những học tập chăm chỉ mà cịn kích thích họ tìm tịi, sáng tạo ra tri thức mới. Chính vì vậy, giảng viên cần phải chú trọng đến việc không ngừng nỗ lực nâng cao tri thức,

năng lực của bản thân, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn và thái độ của mình đối với sinh viên.

3.8.3. Các yếu tố xuất phát từ môi trường học tập, nghiên cứu

Bảng 3.33: Các yếu tố từ môi trƣờng học tập, nghiên cứu

Yếu tố Sô lƣợng Tỷ lệ % trên câu trả lời

Cơ sở vật chất nghiên cứu còn hạn chế 75 7,3%

Hệ thống thông tin thư viện, phương tiện

kỹ thuật hiện đại hỗ trợ tìm kiếm hạn chế 94 9,2%

Chính sách khuyến khích, tạo động lực

NCKH của nhà trường chưa đầy đủ 157 15,3%

Kinh phí NCKH cho sinh viên cịn hạn chế 116 11,3%

Thông tin tài liệu phục vụ nghiên cứu còn

chưa nhiều, chưa phong phú 142 13,9%

Chưa tạo được môi trường, điều kiện để

sinh viên tham gia NCKH 126 12,3%

Chưa tạo được phong trào nghiên cứu khoa

học trong sinh viên 119 11,6%

Môi trường nghiên cứu chưa chuyên

nghiệp, thiếu tính cạnh tranh 134 13,1%

Có ít các cuộc hội thảo các cấp về nghiên

cứu khoa học của sinh viên 64 6,0%

Trong lĩnh vực NCKH, yếu tố mơi trường học tập, nghiên cứu có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy NCKH trong sinh viên phát triển. Từ bảng 3.31 ta thấy sinh viên cho rằng chính sách sách khuyến khích, tạo động lực NCKH của nhà trường chưa tốt để thúc đẩy sinh viên tham gia NCKH chiếm tỉ lệ 15,3%, Theo đó có 13,9% sinh viên đánh giá về thông tin tài liệu phục vụ nghiên cứu còn chưa đáp ứng được nhu cầu tham khảo của sinh viên, các tài liệu tham khảo chỉ được nghiên cứu tại chỗ hạn chế mang về, thư viện số cũng chưa được nâng cấp kịp thời. Đồng thời có 13,4% sinh viên đánh giá nhà trường chưa thực sự tạo được môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp cho việc NCKH, chưa tạo được phong trào sáng tạo, yêu thích NCKH trong sinh viên, chỉ mới tập trung tại một nhóm nhỏ sinh viên. Mặt khác đối với sinh viên yếu tố về kinh phí cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc NCKH, ngồi việc

tìm mua tài liệu, sách tham khảo, có một số ngành sinh viên phải mua vật liệu, thí nghiệm thực tế nên yếu tố này được 11,3% sinh viên lựa chọn là có ảnh hưởng tói việc NCKH.

Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực thực hiện NCKH của sinh viên. Tuy nhiên có 3 yếu tố được lựa chọn có ảnh hưởng lớn đến năng lực NCKH của sinh viên, đó là: bản thân sinh viên, giảng viên và môi trường học tập, nghiên cứu. Trong mỗi yếu tố lại có nhiều nhân tố nịng cốt tác động trực tiếp đến việc hình thành và rèn luyện năng lực thực hiện NCKH của sinh viên. Xét một cách cụ thể, chúng ta thấy rằng nhận thức, kiến thức, thái độ, động cơ, kỹ năng của sinh viên, năng lực và thái độ của thầy cơ giáo cũng như kinh phí nghiên cứu, cơ hội nghiên cứu, chính sách khuyến khích, cơ sở vật chất và tài liệu thơng tin nghiên cứu là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực hiện NCKH của sinh viên đại học.

KẾT LUẬN

Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

Trên cơ sở tổng quan về những vấn đề lí luận và thực tiễn, tác giả đã nêu ra được các luận điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu đi trước để tổng hợp thành cơ sở lý luận, khung nghiên cứu của đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài tập trung vào đề xuất xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực NCKH của sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, có 7 tiêu chí thuộc 3 nhóm : Nhóm tiêu chuẩn về thái độ, nhóm về kiến thức, nhóm về kỹ năng. Đề tài cũng tiến hành thử nghiệm, thẩm định sự phù hợp, độ tin cậy của các tiêu chí, sau đó hồn chỉnh lại thành bộchỉ báo để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường có thể được đánh giá qua 3 yếu tố là Thái độ, Kiến thức, Kỹ năng. Qua khảo sát sơ bộ sinh viên tự đánh giá năng lực NCKH của mình ở mức độ khá tốt.

Hạn chế của đề tài nghiên cứu :

Tổng quan cịn thiếu tính phân tích, chưa theo nhóm luận điểm, mới chỉ liệt kê, chưa rút ra ý nghĩa của tài liệu tham khảo.

Đề tài mang tính chủ quan do chỉ có sinh viên tự đánh giá về năng lực NCKH của bản thân mà chưa có sự tham giá từ phía giảng viên hướng dẫn, hay hội đồng khoa học để có thể so sánh kết quả đánh giá từ nhiều phía để kết quả mang tính khách quan, sát thực tế hơn

Do hạn chế về mặt thời gian, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp định lượng, thảo luận nhóm tập trung mà chưa có nội dung đi sâu vào khảo sát định tính như phỏng vấn sâu, quan sát, ...

Một số tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học cịn chưa thật chuẩn và chính xác.

Khuyến nghị

Nhà trường cầ chú trọng trong cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ngay từ khi vào học cần xác định rõ kiến thức và kĩ năng mình cần đạt được để từ đó có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của NCKH trong quá trình học tập và cuộc sống sau này từ đó ssinh viên thấy cần thiết phải xây dựng cho mình một thái độ học tập tích cực, đồng thời xây dựng được động cơ NCKH đúng đắn, hứng thú với NCKH.

Nhà trường cần coi NCKH đối với sinh viên là nhiệm vụ bắt buộc, cần đưa học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học là học phần bắt buộc đối với sinh viên và được bắt đầu học từ học kì một của năm thứ hai.

Nhà trường tạo nhiều cơ hội cho tất cả sinh viên có thể tiếp xúc nhiều với NCKH, được thường xuyên tham gia NCKH với các hình thức khác nhau, thơng qua đó sinh viên có thể hiểu biết hơn về NCKH, tích lũy kinh nghiệm và được rèn luyện kỹ năng, phương thức làm việc.

Nhà trườngcần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn NCKH cho sinh viên cũng như đáp ứng được yêu cầu của xã hội.Đồng thời cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên hướng dẫn và sinh viên trong quá trình NCKH, tạo động lực cho cả sinh viên và giảng viên say mê, hứng thú với NCKH.

Giảng viên cũng là cầu nối, tác động vào nhận thức của sinh viên giúp sinh viên nắm rõ được vai trị và lợi ích quan trọng của NCKH, từ đó hình thành hứng thú NCKH. Giảng viên cũng là người hướng dẫn sinh viên làm NCKH đúng và phát triển sáng tạo hơn nữa. Chính vì vậy giảng viên cần là tấm gương cho sinh viên noi theo, có năng lực chuyên mơn vững, có trách nhiệm, cởi mở và chia sẻ với sinh viên trong quá trình học tập và NCKH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 81)