Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 28 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2.4. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học

Theo Đặng Hùng Thắng: "NCKH là tìm tịi, phát hiện sáng tạo ra tri thức mới, cơng nghệ mới. Vì thế, năng lực nghiên cứu là khả năng sáng tạo, phát hiện cái mới; tư duy thống khơng rập khn, sao chép; khả năng đưa ra các giải pháp độc đáo và hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó."

Có thể hiểu năng lực NCKH là khả năng xác định được vấn đề, mục tiêu và những vấn đề ưu tiên, tiến hành NCKH một cách vững chắc, xây dựng các cơ sở bền vững, xác định được giải pháp cho những vấn đề mang tính đột phá. Nói một cách khác NCKH của người học là hoạt động trí tuệ, góp phần biến q trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Bằng nhiều con đường, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để người học tiếp cận với những tri thức mới, thơng qua đó nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo.[17]Năng lực NCKH là có thái độ, nhận thức đúng đắn kết hợp với nền tảng tri thức vững chắc, các kĩ năng để xác định đúng vấn đề, mục đích nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, đưa ra luận chứng rõ ràng để giải quyết vấn đề mới, có ý nghĩa thực tiễn. Nói một cách khác NCKH trong sinh viên là hoạt động trí tuệ, góp phần biến q trình đào tạo thành q trình tự đào tạo.

Năng lực NCKH là tổng hòa của nhiều năng lực thành phần nên việc phát triển năng lực NCKH cho sinh viên sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực NCKH cho sinh viên cịn góp phần hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới: đó là tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, tìm tịi sáng tạo, khách quan, chính xác.

Cấu trúc năng lực năng lực nghiên cứu khoa học

Trong một nghiên cứu của Mick Roach và các cộng sự (2006)đã chỉ ra năng lực NCKH gồm các năng lực thành phần là: Năng lực sáng tạo; Năng lực làm việc độc lập; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực phân tích phê phán.

Kardash (2000) đã phát triển một danh sách bao gồm mười bốn kỹ năng nghiên cứu 14 kỹ năng mà tác gải xây dựng:(1)Hiểu được các khái niệm mới trong chuyên ngành của mình; (2) Sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học đúng lĩnh vực nghiên cứu; (3)Xác định đúng câu hỏi nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu; (4)Xây dựng đúng giả thuyết nghiên cứu dựa trên một yêu cầu cụ thể; (5)Thiết kế công cụ hoặc kiểm tra giả thuyết đã đề ra; (6)Hiểu được tầm quan trọng của việc "kiểm soát", lên kế hoạch trong nghiên cứu; (7)Quan sát và thu thập dữ liệu; (8)Thống kê phân tích dữ liệu; (9)Giải thích dữ liệu bằng các kết quả liên quan đến giả thuyết ban đầu; (10)Nâng cao giả thuyết nghiên cứu ban đầu(nếu thích hợp); (11)Liên kết các kết quả nghiên cứu thu được với việc phát triển hướng nghiên cứu mới trong cơng trình nghiên cứu tiếp theo;(12) Báo cáo kết quả của các dự án nghiên cứu; (13)Viết một bài báo nghiên cứu để xuất bản; (14)Phát triển tư duy suy nghĩ độc lập. Mặc dù không thể tiến hành nghiên cứu so sánh kĩ năng trước và sau khi sinh viên tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học để đánh giá xem có sự khác biệt như thế nào nhưng các tiêu chí đánh giá kĩ năng mà Kardash xây dựng hồn tồn có thể phù hợp để tác giả lấy cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá cho đề tài nghiên cứu của mình.

Theo tác giả Trần Thanh Ái, các thành tố của năng lực NCKH bao gồm:

- Về kiến thức: Kiến thức khoa học chuyên ngành; Kiến thức về

phương pháp NCKH (nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu cộng đồng).

- Về kĩ năng cần có kĩ năng sau: Kĩ năng xây dựng đề tài nghiên

cứu;Lựa chọn được đề tài nghiên cứu và đưa ra được lý do chọn đề tài; Kĩ năng thiết kế kế hoạch nghiên cứu; Kĩ năng thu thập dữ liệu; Kĩ năng phân tích dữ liệu và sử dụng cơng cụ phân tích; Kĩ năng phê phán; Kĩ năng lập luận; Kĩ năng viết báo cáo khoa học;

- Về thái độ cần có những phẩm chất của người NCKH: Nhiệt tình, say

mê khoa học; Nhạy bén với sự kiện xảy ra; Khách quan, trung thực, nghiêm túc; Kiên trì, cẩn thận khi làm việc; Tinh thần hợp tác khoa học; Hoài nghi khoa học, dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học.

Các yếu tố được tác giả Trần Thanh Ái đưa ra để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học chủ yếu dành cho giảng viên, những nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, nếu áp dụng dành cho sinh viên một số tiêu chí hơi quá cao, khó để đánh giá với đối tượng sinh viên ví dụ như: Kỹ năng phê phán; Độc lập và lãnh đạo chuyên ngành; Thu hút thế hệ nghiên cứu sinh mới; Hợp tác; Cơng bố quốc tế; Có giải thưởng; Thu hút tài trợ; Sáng tạo ra ý tưởng mới hay phương pháp mới; Mở rộng kiến thức và địa hạt nghiên cứu. Đối với sinh viên việc tham gia NCKH mới chỉ là tập nghiên cứu, triển khai kiến thức học được trên sách vở nhà trường nên chưa thể đánh giá hay yêu cầu quá cao với các em được.

Nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng của nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Xuân Thức (2012) Tác giả cũng cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm chia làm 3 giai đoạn ứng với 16 kỹ năng cơ bản sau: Giai đoạn chuẩn bị: 1- Lựa chọn vấn đề nghiên cứu; 2- Xác định tên đề tài; 3- Xây dựng đề cương nghiên cứu; 4- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu; 5-Thông qua đề cương; 6-Lựa chọn các khái niệm công cụ cho đề tài; Giai đoạn thu thập và xử lý thông tin: 7-Thu thập tài liệu nghiên cứu; 8-Thu thập các kiến thức có liên quan; 9-Vận dụng phương pháp nghiên cứu để thu thập số liệu; 10-Xử lý và trình bày thơng tin; Giai đoạn viết báo cáo khoa học và bảo vệ đề tài: 11- Viết cơ sở lý luận; 12- Viết cơ sở thực tiễn; 13-Tóm tắt cơng trình nghiên cứu; 14-Xếp danh mục tài liệu tham khảo; 15-Trình bày phụ lục; 16-Trình bày và bảo vệ đề tài. Ở đây tác giả đánh giá kỹ năng theo từng tiêu chí chia theo ba giai đoạn chứ chưa đánh giá theo các thành tố cấu tạo nên năng lực NCKH.

Tác giả Lê Thi Hồng Hạnhtrong đề tài nghiên cứu ”Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên” với đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học An Giang cũng đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học với 3 thành tố là (1) Năng lực ”hiểu” về NCKH; (2) Năng lực ”cảm” đối với NCKH; (3) Năng lực ”làm” NCKH và 2 yếu tố ảnh hưởng đến NCKH là yếu tố bên trong bản thân sinh viên và yếu tố bên ngoài là giảng viên và nhà trường.

Ngồi ra cịn có một số tác giả cho rằng năng lực NCKH có thể mơ tả một cách chi tiết thêm như:

- Năng lực quan sát, nhận biết vấn đề của SV; - Năng lực thu thập và xử lí thơng tin;

- Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo;

- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch NCKH; - Năng lực trình bày báo cáo khoa học;

- Năng lực đánh giá và điều chỉnh hoạt động nghiên cứu.

Từ những kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước ta thấy về cơ bản cũng như mọi năng lực khác, để có năng lực NCKH cần có ba thành tố chủyếu: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong đó:

- Thái độ: Thái độ và cảm nhận có tác động mạnh mẽ đến động lực học tập và hành động của con người. Điều này đã được chứng minh bởi nhà tâm lý học Leo Festinger (1957) và nhiều nhà khoa học khác.

- Kiến thức: Đây chính là cơ sở để hình thành, rèn luyện kỹ năng và năng lực NCKH. Vì vậy, nhận thức đúng đắn về NCKH cũng như nắm vững kiến thức về NCKH có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu. - Kỹ năng: Theo tác giả Hà Thế Truyền (2013) Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nhất định trên cơ sở kiến thức có được.

Nối một cách tổng thể, kỹ năng bao gồm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm… giúp người học có thể thích ứng trong những tình huống thực tế. Kỹ năng cùng với kiến thức và thái độ, trách nhiệm tạo thành năng lực. Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất cá nhân, song chủ yếu năng lực được hình thành dưới tác động của giáo dục, và quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ cụ thể của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 28 - 31)