Bối cảnh nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 38 - 43)

2.1.1. Lịch sử hình thành

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tên quốc tế: Hanoi University of Industry (HaUI)

Ngày 10/8/1898 trường Chuyên nghiệp Hà Nội được thành lập chiểu theo Quyết định của phòng Thương mại Hà Nội . Năm 1931 Trường được đổi tên thành trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.

Ngày 29/8/1913 trường Chuyên nghiệp Hải phòng được thành lập theo

Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương . Năm 1921 Trường được đổi tên

thành trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phịng.

Ngày 15/02/1955 khai giảng khố I trường Kỹ thuật Trung cấp I tại địa điểm trường Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội cũ (Hiện nay là số 2F Quang Trung).

Năm 1956 khai giảng khoá I trường Công Nhân Kỹ thuật I tại địa điểm trường Kỹ Nghệ thực Hành Hải Phòng cũ (Hiện nay là Phố Máy Tơ Hải Phòng). Trong thời gian chiến tranh Trường chuyển lên tỉnh Bắc Giang.

Năm 1962 trường Kỹ thuật Trung cấp I tuyển sinh đào tạo cao đẳng ,

đổi tên thành trường Trung cao cấp Cơ điện . Năm 1966 Trường được đổi tên thành trường Trung học Cơ khí I . Năm 1993 Trường lấy lại tên cũ là trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội. Trong thời gian chiến tranh Trường chuyển lên tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 1986 trường Công nhân Kỹ thuật I chuyển về xã Minh khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).

Năm 1991 Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội chuyển về xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).

Ngày 22/4/1997 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 580/QĐ-TCCB sáp nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội lấy tên là trường Trung học Công nghiệp I.

Ngày 28/5/1999 Quyết định số 126/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thành lập trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trường Trung học Công nghiệp I.

Ngày 02/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 315/2005 QĐ/TTG thành lập trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội.

Trong lịch sử xây dựng và phát triển, Nhà trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 04 lần.

2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường

* Sứ mạng

Trường ĐHCNHN đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Tham gia xây dựng chính sách phát triển ngành; Phổ biến tri thức khoa học công nghệ đến doanh nghiệp và cộng đồng.

* Tầm nhìn

Trường ĐHCNHN là cơ sở đào tạo định hướng ứng dụng nhiều ngành, nhiều loại hình, nhiều cấp trình độ; Là trường đại học đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn quốc tế một số lĩnh vực; Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ uy tín; Là địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

* Chính sách chất lƣợng

Xây dựng Trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan tâm. Đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm; triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập, thí điểm tiến tới tổ chức đào tạo hồn tồn theo tín chỉ.

Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, với các cơ sở kỹ thuật, kinh tế trong và ngồi nước.

Khuyến khích học tập, sáng tạo.

2.1.3. Mục tiêu chiến lược

* Mục tiêu chung:

Phát triển Trường ĐHCNHN trở thành trường đại học đào tạo, nghiên cứu định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, đạt trình độ và chất lượng chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế một số lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; Định hướng đến năm 2025, Trường ĐHCNHN sẽ trở thành một trường đại học tự chủ, xếp hàng trong tốp đầu các trường đại học của Việt Nam.

* Mục tiêu cụ thể:

Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người học khi tốt nghiệp từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.

Các cơng trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ một số lĩnh vực đạt trình độ quốc tế, có khả năng ứng dụng và triển khai thực tế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho đào tạo chất lượng cao.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc gia, một số đạt chuẩn quốc tế có thể giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài, làm nền tảng cho sự phát triển của Nhà trường.

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Hướng tới mơ hình đại học theo định hướng cơng nghệ, ứng dụng tiên tiến, đa lĩnh vực, tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao; Có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế.

Các nguồn lực tài chính được phát triển theo định hướng đa dạng hóa và bền vững, hiệu quả thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngồi nước, khai thác các hình thức huy động mới theo cơ chế mới, đặc thù.

2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội nằm trong xu thế chung của giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Với thế mạnh là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, trong đó có các ngành truyền thống, có bề dày kinh nghiệm theo hướng thực hành, công nghệ như: Điện, điện tử; Điện tử truyền thơng; Cơ khí; Cơng nghệ thơng tin…Tổ chức cho sinh viên NCKH được xem như một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của Trường. Đối với sinh viên NCKH là một nội dung mang tính nghề nghiệp. Các hội nghị, buổi hội thảo về nghiên cứu khoa học thường xuyên được các khoa chuyên môn, nhà trường tổ chức tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm từ việc nghiên cứu khoa học.

Nhà trường luôn chú trọng tới hoạt động NCKH , không chỉ thực hiện trong quá tŕnh học tập, thơng qua mơn học, hàng năm nhà trường cịn tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Đây là cơ hội cho sinh viên thực sự yêu thích nghiên cứu khoa học tham gia với mức độ, yêu cầu cao hơn, mặt khác các em sẽ có cơ hội so sánh, đánh giá với các nhóm khác, được sự hướng dẫn, đánh giá quý báu từ hội đồng khoa học nhà trường với đề tài nghiên cứu của bản thân

Quy trình tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học:

- Vào đầu năm học tháng 10 nhà trường sẽ phát động chương trình sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

- Các sinh viên thành lập các nhóm đăng ký đề tài với khoa, sau khi bảo vệ đề cương nhà trường sẽ ra quyết định giao đề tài và giảng viên hướng dẫn

- Thời gian thực hiện trong vòng 6 tháng, đến tháng 5 nhà trường sẽ thành lập hội đồng khoa học đánh giá đề tài

* Tiêu chuẩn đánh giá – nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Hiện nay nhà trường đang áp dụng các tiêu chuẩn và khung cho điếm sau:

- Tổng điểm <50 điểm: đánh giá không đạt; - Từ 50 đến <70 điểm đánh giá: đạt;

- Từ 70 đến 89 điểm đánh giá: khá; - Từ 90 đến 100 điểm đánh giá xuất sắc

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học tại trƣờng Đại học Công nghiệp

Các tiêu chuẩn cần đánh giá Điểm tối đa đánh giá Điểm 1, Ý nghĩa

khoa học và thực tiễn của đề tài

- Tính mới, tính khoa học và công

nghệ của đề tài 15

- Ý nghĩa thực tiễn, khả năng ứng

dụng và phát triển của đề tài 10

2, Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu 10

- Kết quả nghiên cứu (độ chính

xác, kết quả đã làm được) 30

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục

và đào tạo của sản phẩm nghiên cứu 20

3, Bố cục của bản báo cáo đề tài

- Cách trình bày, bố cục của bản báo cáo đề tài (câu văn, diễn đạt ý, lỗi chính tả)

15

Cộng 100

Đánh giá loại:

Bảng 2.2: Số lƣợng sinh viên tham gia và kết quả nghiệm thu đề tài NCKH trong 5 năm gần đây

Kết quả nghiệm thu đề tài NCKH 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 Giải nhất 12 15 14 16 17 Giải nhì 25 32 20 28 32 Giải ba 30 26 45 39 40 Giải KK 58 66 53 61 106 Tổng SV tham gia 125 139 132 144 195

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 38 - 43)