Kết quả mơ hình hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 72 - 74)

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF

Constant 33,067 1,833 18,043 ,000 29,452 36,682

A 6,387 ,329 ,638 19,431 ,000 5,738 7,035

B 4,295 ,357 ,400 12,027 ,000 3,591 5,000

C 4,530 ,436 ,344 10,398 ,000 3,670 5,389

Kết quả xác định hệ số hồi quy được thể hiện trên bảng 3.18 cho thấy, các yếu tố được dự đốn trong mơ hình hồi quy đều có ảnh hưởng đến Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên. Sig. của tất cả các nhân tố đều là 0,000 <0,05. Với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Bi) lần lượt cho các nhân tố: A= 6,387; B = 4,295; C = 4,530.

Bởi vậy, mơ hình hồi quy biểu thị các yếu tố ảnh hưởng đến năng lưc nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định như sau:

DIEM =33,067 +6,387*A + 4,295*B + 4,530*C Trong đó:

Nhân tố Thái độ tăng thêm 1 đơn vị thì Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tăng thêm 6,387 đơn vị (hệ số B chưa chuẩn hóa = 6,387, các nhân tố khác không đổi).

Nhân tố Kiến thức tăng thêm 1 đơn vị thì Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tăng thêm 4,295 đơn vị (hệ số B chưa chuẩn hóa = 4,295, các nhân tố khác không đổi).

Nhân tố Kỹ năng tăng thêm 1 đơn vị thì Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tăng thêm 4,530 đơn vị (hệ số B chưa chuẩn hóa = 4,530, các nhân tố khác khơng đổi).

So sánh mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định thông qua hệ số hồi quy chuẩn hóa. Vì thế, căn cứ vào kết quả trên bảng 3.19cho chúng ta thấy: Nhân tố Thái độ tác động mạnh nhất (β = 0,638); thứ hai là nhân tố Kiến thức (β = 0,400); thứ ba là Kỹ năng (β = 0,344).

Ngoài ra, với kết quả trên bảng 3.18, hệ số Sig. của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05, các hệ số hồi quy (β) của các biến đều mang dấu dương (+) chứng tỏ các giả thuyết nghiên cứu (H1, H2, H3) đã đưa ra đều được chấp nhận. Nghĩa là, các biến Thái độ, Kiến thức, Kỹ năng đều có ảnh hưởng cùng chiều đến Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Giả định khơng có tương quan giữa các phần dư

Kết quả trên bảng 3.17cho thấy hệ số Durbin – Watson: d = 1,799. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) các phần dư khơng có tương quan bậc nhất với nhau nếu giá trị d gần bằng 2. Do đó, mơ hình khơng có sự tương quan giữa các phần dư. Hơn nữa, hiện tượng các phần dư chuẩn hóa được phân tán ngẫu cũng cho chúng ta kết luận khơng có tương quan giữa các phần dư. Nghĩa là giả định này không vi phạm.

- Giả định khơng có tương quan giữa các biến độc lập (khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến)

Kết quả trên bảng 3.19cho thấy giá trị chấp nhận của các biến độc lập (Tolerance) đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất là 0,960); độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2 (lớn nhất là 1,041).Hơn nữa, trong bảng 3.19 thể hiện khơng có hệ số tương quan nào lớn hơn 0,85.Vì thế, cho chúng ta khẳng định

Tóm lại, các kết quả kiểm định trên cho thấy, các giả định trong mơ hình hồi qui tuyến tính khơng bị vi phạm. Vì thế, mơ hình hồi quy và các giả thuyết: H1, H2, H3 được kiểm định trong nghiên cứu này được chấp nhận.

3.6. Đánh giá của sinh viên về năng lực nghiên cứu khoa học

3.6.1. Thái độ đối với việc NCKH của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường ( nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghiệp hà nội) (Trang 72 - 74)