1.3.1b Sự khác biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mạ
1.3.2 nghĩa của việc xác định hành vi thương mạ
1.3.2a ý nghĩa trong việc xây dựng Luật thương mại
Căn cứ vào sự khác biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại mà các nhà làm luật định ra hai lĩnh vực pháp luật riêng biệt. Đó là pháp luật dân sự và pháp luật thương mại. Điều này có nghĩa là hành vi thương mại được xác định là nhằm giới hạn phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại. Bởi vì mỗi lĩnh vực pháp luật điều chỉnh mỗi nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất. Luật dân sự điều chỉnh các mối quan hệ tài sản và nhân thân giữa cá nhân, pháp nhân trong xã hội, còn Luật thương mại điều chỉnh các mối
quan hệ được xác lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với một bên phi thương nhân.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật một số quốc gia, hành vi thương mại là một trong những yếu tố làm cơ sở để xác định tư cách thương gia của một chủ thể tham gia thực hiện các hoạt động thương mại. Ví dụ như Bộ Luật Thương Mại Pháp và Bộ Luật Thương Mại Trung kỳ có quy định “Thương nhân là những người làm những hành vi thương mại và lấy những hành vi đó làm nghề nghiệp của mình”.
Bản thân hành vi thương mại rất phức tạp, cho nên các mối quan hệ, các lợi Ých có liên quan của những người có liên quan được xác lập thông qua các hành vi này là những vấn đề nhạy cảm hơn so với những quan hệ dân sù. Để thuận lợi cho việc kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động này, cần phải xác định thế nào là hành vi thương mại, rồi tập hợp chúng lại dưới sự điều chỉnh của một hệ thống các quy phạm pháp luật.
1.3.2b ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tương ứng với việc phân biệt giữa hành vi thương mại với hành vi dân sự, thông thường theo pháp luật một số nước, người ta sẽ chia các Toà án thành Toà dân sự và Toà thương mại. Với thủ tụng tố tụng đơn giản và nhanh chóng, các Tồ thương mại đáp ứng được yêu cầu mang tính đặc trưng của hoạt động thương mại. Như vậy bất kỳ cuộc tranh chấp nào phát sinh từ các hành vi thương mại rõ ràng đều thuộc thẩm quyền của Toà thương mại.
Vấn đề dặt ra ở đây là khi một hành vi được coi là hành vi hỗn hợp (tức là hành vi Êy mang tính thương mại với một bên còn đối với bên kia hành vi chỉ là hành vi dân sự, vì mục đích dân sự) thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của Toà dân sự hay Toà thương mại?
Một số nước trên thế giới chẳng hạn như Pháp đã giải quyết vấn đề này bằng quy định khá hợp lý: đối với bên thực hiện hành vi có tính chất thương mại, nếu muốn khởi kiện bên kia thì bắt buộc phải khởi kiện ra Toà dân sự, đối với bên thực hiện hành vi có tính dân sự thì pháp luật cho phép
anh ta lùa chọn khởi kiện ra hoặc là Toà dân sự, hoặc là Toà thương mại. Như vậy thì quyền lợi của các chủ thể dân sự được bảo đảm và ưu tiên hơn.
1.3.2c Ý nghĩa trong xác định chế độ pháp lý về năng lực chủ thể thực hiện hành vi
Năng lực chủ thể thực hiện hành vi là một trong những yếu tố quyết định tính hợp pháp của một giao dịch. Quy định về năng lực chủ thể thực hiện hành vi trong Luật thương mại khác với các quy định cùng về vấn đề Êy trong Luật dân sù. Bên cạnh các yêu cầu cơ bản tương tự như các yêu cầu trong Luật dân sự (phải đạt đến độ tuổi nhất định, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ), các chủ thể thực hiện các hành vi thương mại còn phải đáp ứng các yêu cầu khác về đăng ký kinh doanh, về thẩm quyền… theo quy định của Luật thương mại. Vì thế mà việc xác định một hành vi là dân sự hay thương mại có ý nghĩa quyết định cho việc áp dụng các quy chế phù hợp cho các chủ thể thực hiện hành vi.
1.3.2d Ý nghĩa trong xác định thời hiệu tố tụng và thời hiệu hợp đồng
Do sự khác biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại mà thời hiệu về tố tụng và thời hiệu về hợp đồng dân sự và thương mại được quy định khác nhau. Thông thường do yêu cầu nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh, nhu cầu xoay vòng vốn và đảm bảo có lãi... thời hạn trong hợp đồng thương mại ngắn hơn thời hạn quy định trong Luật dân sù. Ví dụ thời hạn khởi kiện đối với các vụ án dân sự được quy định là 2 năm trong khi thời hạn dành cho các vụ án kinh tế là 6 tháng.