Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mạ
2.2.1.2 Phân loại hành vi thương mạ
Việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay có thể dựa trên một số căn cứ nhất định để phân chia.
- Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện hành vi, hành vi thương mại có thể được chia ra :
+ Hành vi thương mại thuần túy : là những hành vi có tính chất thương mại vì bản chất của nó thuộc về cơng việc bn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại.Cỏc hành vi thương mại thuần túy là những hành vi mang tính chất chất khách quan
+ Hành vi thương mại phụ thuộc : là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhõn lỳc hành nghề và do đó được coi là hành vi thương mại. Lại có khi một hành vi dân sự được một thương gia thực hiện có tính cách thương mại do phụ thuộc vào một hành vi thương mại khác. Tuy nhiên khi xác định cụ thể các hành vi thương mại thuần túy, pháp luật của các nước khác nhau cũng định lượng rộng, hẹp không giống nhau. Ngay pháp luật
trong mỗi thời kỳ mỗi khác. Điều 45 Luật thương mại Việt Nam 1997 liệt kê cụ thể 14 loại hành vi thương mại. Nhưng theo quy định của khoản 3 điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì hành vi thương mại thuần túy có nội dung rất rộng, ngồi những hành vi như quy định tại điều 45 thỡ cũn bổ sung thêm nhiều loại khác.
Pháp luật thương mại Việt Nam mới chỉ liệt kê các hành vi thương mại thuần túy, cũn cỏc hành vi thương mại phụ thuộc lại không được ghi nhận. Bởi vậy, khi xem xét cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định một hành vi có được xem là hành vi thương mại phụ thuộc hay khơng. Nhưng dựa trên những căn cứ về lí luận đã đưa ra, có thể suy đốn các hành vi của thương nhân trong hoạt động kinh doanh của mình đều là hành vi thương mại, trừ khi họ chứng minh được rằng hành vi đó khơng có mục đích thương mại.
+ Hành vi thương mại hỗn hợp: là hành vi thương mại đối với một bên (thương nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân khơng có tư cách phỏn nhõn)
Hành vi thương mại hỗn hợp là hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại, cụ thể được quy định tại khoản 3 điều 1 của Luật thương mại 2005 về phạm vi điều chỉnh của luật thương mại “Hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”.
Theo quy định này có thể hiểu một người vì mục đích dân sự tham gia giao dịch với một thương nhân vì mục đích thương mại khi phát sinh tranh chấp có thể lựa chọn Luật thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Dựa vào lĩnh vực phát sinh cũng như đối tượng của hành vi thương mại, các hành vi thương mại có thể chia ra cỏc nhúm hành vi :
Là những hành vi phát sinh trong q trình trao đổi hàng hóa, bao gồm mua bán hàng hóa là những hành vi chủ yếu nhất của thương mại hàng hóa và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, phục vụ trực tiếp cho mua bán hàng hóa như cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại. Các hành vi thương mại hàng hóa được quy định cụ thể ở điều 50 Luật thương mại 1997 và trong các chương 2, 3, 5 Luật thương mại 2005.
+ Nhóm hành vi thương mại dịch vụ.
Là những hành vi phát sinh trong q trình sản xuất hàng hóa, bao gồm các hành vi trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, vân tải, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm…được quy định trong các luật chuyên ngành về thương mại như Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật xõy dựng…Cỏc hành vi trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thỏa mãn đầy đủ các thành tố cảu hành vi thương mại thì đều được coi là hành vi thương mại dịch vụ.
+ Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư.
Là những hành vi nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư, bao gồm góp vốn, chuyển nhượng vốn, phát hành và mua bán chứng khoán, thuê mua tài chớnh…
+ Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Nhóm hành vi này là những hành vi liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm của trí tuệ nhằm mục đích thương mại, bao gồm: sử dụng đối tượng của sở hữu công nghiệp (bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích) trong hoạt động kinh tế thương mại, sử dụng các đối tượng của sở hữu công nghiệp như là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ v.v..
Khởi thủy, hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa và dựa vào đối tượng là hàng hóa hay là cơng việc mà các hành vi thương mại được chia ra: hành vi mua bán hàng hóa và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung, các hành vi thương mại không chỉ tồn tại trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa mà cịn tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, sản xuất, sở hữu trí tuệ v.v.. Chính vì vậy việc phân loại các hành vi thương mại dựa trên tiêu
chí đối tượng của hành vi trở nên phức tạp, bởi trong mỗi một lĩnh vực trao đổi, đầu tư, sản xuất…đều tồn tại các hành vi mua bán hoặc dịch vụ. Như vậy suy cho cùng hành vi thương mại trong các lĩnh vực nói trên chỉ có thể được chia thành thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Trong mỗi một lĩnh vực, do mỗi loại hàng hóa, dịch vụ có đặc thù riêng biệt, chính vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật hơn nếu có sự kết hợp tiêu chí đối tượng với lĩnh vực phát sinh hành vi thương mại để phân loại hành vi thương mại thành cỏc nhúm cụ thể. Hiện pháp luật nước ta đang đi theo hướng quy định các hoạt động thương mại theo từng lĩnh vực như trên cũng vì nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của pháp luật đối với thương mại trong thời kì mới.
Như vậy, có thể thấy, khái niệm hoạt động thương mại đã được mở rộng hơn chứ khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi 14 hành vi thương mại được liệt kê như trong Luật thương mại 1997, và việc phân loại hành vi thương mại trong pháp luật hiện nay của Việt Nam cũng căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để xác định các loại hành vi thương mại. Do đó sẽ mở rộng hơn phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại, mang tính khái quát cao hơn.