Phân loại thương nhân

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 46 - 48)

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mạ

2.2.2.3Phân loại thương nhân

Trên cơ sở quy định của pháp luật thương nhân có thể được chia ra các loại sau :

Thứ nhất, thương nhân là cá nhân

Theo cách phân chia truyền thống, chủ thể pháp luật nói chung và chủ thể luật thương mại nói riêng được chia thành pháp nhân và thể nhân. Pháp nhân là thuật ngữ dùng để chỉ chủ thể pháp luật là một tổ chức, còn thể nhân là một con người cụ thể. Trong pháp luật thực định của Việt Nam, thuật ngữ cá nhân thường được sử dụng thay cho thuật ngữ thể nhân, mặc dù hai thuật ngữ này khơng hồn tồn đồng nhất với nhau theo quan niệm chung. Như vậy thương nhân là cá nhân có nghĩa thương nhân đó là một con người cụ thể, có đầy đủ dấu hiệu pháp lý của thương nhân.

Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải đủ từ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp cấm kinh doanh (Điều 18 Luật thương mại 1997 và điều 9 Luật doanh nghiệp).

Thứ hai, thương nhân là pháp nhân

Pháp nhân là một khái niệm pháp lý được giới nghiên cứu khoa học luật và được các nhà lập pháp sử dụng nó để gắn với một tổ chức khi có những điều kiện nhất định tạo cho tổ chức đó được hưởng đối xử giống như cá nhân. Bởi vậy, có thể nói pháp nhân chính là “con người” của pháp luật.

Ở Việt Nam, một tổ chức được coi là pháp nhân khi hội đủ nhưng điều kiện được quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005. Điều 100 Bộ luật dân sự cũng đã ghi nhận các loại pháp nhân. Khơng phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân mà cần phải hội đủ các điều kiện của pháp nhân theo điều 84 Bộ luật dân sự 2005 đồng thời có đủ các dấu hiệu của thương nhân.

Hiện nay ở nước ta, các thương nhân là pháp nhân chủ yếu bao gồm các loại sau đây:

- Thương nhân là các doanh nghiệp nhà nước.

- Thương nhân là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Thương nhân là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Mỗi loại thương nhân pháp nhân trên đều có những đặc điểm riêng biệt, tương ứng với những hình thức tổ chức của mình.

Thứ ba, thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình.

Pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ thừa nhận thương nhân là thể nhân (cá nhân) và pháp nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam, ngồi các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nên kinh tế, đặc biệt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nụng, lõm, ngư nghiệp…Vỡ vậy, ngoài các cá nhân và pháp nhân ra, luật thương mại Việt Nam còn thừa nhận cả thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình. Quy định này của luật thương mại được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự đã dành một chương V bao gồm 15 điều để ghi nhận tổ hợp tác, hộ gia đình là chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác, hộ gia đình khi có đủ điều kiện kinh doanh thương mại nếu có yêu cầu hoạt động thương mại sẽ được cơ quan đăng kí nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và trở thành thương nhân. Trong cả hai trường hợp này, tổ hợp tác, hộ gia đình có tư cách thương nhân chứ các cá nhân hay thành viên trong hộ gia đình khơng có tư cách thương nhân.

Tổ hợp tác và hộ gia đình có một số điểm chung cơ bản trong tổ chức và hoạt động như:

+ Tổ trưởng (do các tổ viên bầu) hay chủ hộ (cha, mẹ hoặc một thành viên đã thành niên) là đại diện của tổ hợp tác, hộ gia đình. Tổ trưởng hay chủ hộ có thể ủy quyền cho tổ viên hay thành viên khỏc (đó thành niên) làm đại diện.

+ Tổ hợp tác phải có ít nhất ba tổ viên trở lên và tất cả các tổ viên đều phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hộ gia đình phải

có ít nhất hai thành viên trở lên, trong đó ít nhất chủ hộ phải là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Giao dịch do tổ trưởng hoặc chủ hộ xác lập thực hiện vì lợi ích chung làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho cả tổ, hộ gia đình.

+ Tài sản chung của tổ hợp tác, hộ gia đình do các tổ viên, thành viên đóng góp, tạo lập nên hoặc được tặng cho chung.

+ Tổ hợp tác, hộ gia đình chịu bằng tài sản chung,nếu tài sản chung không đủ, các tổ viên, thành viên phải chịu trỏch nhiờm liên đới bằng tài sản chung của mình.

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 46 - 48)