Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mạ
2.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật
2.1.1a Hiến pháp
Đây là đạo luật cơ bản của Nhà nước, xác định chế độ chính trị, kinh tế- xã hội của đất nước nên Hiến pháp có giá trị cao nhất và là nguồn của nhiều ngành luật, trong đó có luật thương mại.Những quy định có liên quan đến chế dộ kinh tế và các quyền tự do trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nói chung và các thương nhân nói riêng. Trong Hiến pháp đã ghi nhận những vấn đề quan trọng như :
- Xác định rõ định hướng cũng như mục đích xây dựng nền kinh tế của đất nước (điều 15,16)
- Xác định rõ chế độ sở hữu Nhà nước (điều 17, 18)
- ghi nhận các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư (điều 22,23,25) - Ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân (điều 57)
Ngồi ra cịn nhiều những quy định khác trong Hiến pháp quy định về hoạt động thương mại. Và Hiến pháp là một nguồn rất quan trọng của luật thương mại.
2.1.1b Bộ luật dân sự
Sau Hiến pháp, Bộ luật dân sự là đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, liên quan mật thiết đến mọi mặt của đời sóng thường ngày của người dân, trong đó có lĩnh vực thương mại.
Đối với hành vi thương mại hay hoạt động thương mại, Bộ luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua những quy định về các vấn đề như tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sử dụng đất…Bộ luật dân sự quy định các chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ phát triển trong môi trường thuận lợi, đựa lại cho các giao dịch độ tin cậy pháp lý cao. Cùng với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật kinh tế, Bộ luật dân sự góp phần xây dựng lên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi, thống nhất cho các thương nhân hoạt động và phát triển.
2.1.1c Các luật do Quốc hội thông qua
Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản là nguồn của luật thương mại do Quục hội thơng qua có một số lượng khá lớn:
- Các luật quy định về địa vị pháp lý của các thương nhân như: Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật hợp tác xã 2003, Luật doanh nghiệp 2005…
- Các luật quy định cụ thể về các loiaj hành vi thương mại như: Luật thương mại 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Luật ngân hàng 1997 sửa đổi bổ sung năm 2003, Luật xây dựng 2003, Luật đầu tư 2005, luật kinh doanh bất động sản 2006, Luật chứng khoán năm 2006, Luật giao dịch điện tử năm 2005…
- Các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với thương nhân lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Luật phá sản năm 2004.
Các văn bản dưới luật cũng là nguồn quan trọng của luật thương mại bao gồm Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các thơng tư của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trong lĩnh vực thương mại cịn tồn tại những hoạt động hiện chưa có văn bản luật điều chỉnh. Trong trường hợp đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành các pháp lệnh để điều chỉnh các hoạt động đó. Hiện nay ở nước ta đang hiện hành khá nhiều pháp lệnh điều chỉnh các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại như : Pháp lệnh về giá năm 2002, Pháp lệnh đo lường năm 2002, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, Pháp lệnh về bảo vệ người tiờu dựng…
- Nghị định của Chính phủ
Để điều chỉnh một cách có hiệu quả các hoạt động thương mại và các hoạt động khác liên quan trực tiếp độn hoạt động thương mạ, Chính phủ đõ ban hành một loạt các nghị định. Nhìn chung, các nghị định này đóng vai trị hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản luật của Quục hội hoặc các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong hoạt động cụ thể, khi chưa có văn bản luật hoặc pháp lệnh, nghị định của Chính phủ sẽ là văn bản chính để điều chỉnh các hoạt động đó. Hiện nay, ở Việt Nam cịn hiện hành một số lượng lớn nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động thương mại.như nghị định quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Nghị định hướng dẫn thi hành một số quy định của luật phá sản, nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản…
Ngoài ra để hướng dẫn cụ thể các hoạt động mang tính chất nghiệp vụ thương mại, các bộ, các cơ quan ngang bộ cịn ban hành các thơng tư hướng dẫn. Các thống tư hướng dẫn đó của các bộ, các cơ quan ngang bộ cũng được coi là nguồn của Luật thương mại, quy định về hành vi thương mại.