Chương 3: Một vài định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hành vi thương mạ
3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mạ
Từ những định hướng phát triển nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại, em có một vài kiến nghị nhằm hồn thiện phỏp lũt vố hành vi thương mại : - Khơng nên đặt trọng tâm của pháp luật thương mại vào thương nhân hay hành vi thương mại mà phải kết hợp cả hai tiêu chí này. Từ đó, xây dựng các đạo luật chi tiết, cụ thể để bổ sung cho các vấn đề cụ thể của pháp luật thương mại. Bên cạnh đó, cần phải xác định được đầy đủ các hành vi thương mại để có thể chỉ dẫn cho các đạo luật khác, đồng thời hướng dẫn cho các hoạt động pháp lý thực tiễn, cũng như vậy, pháp luật về thương mại tuy khơng có những quy định cụ thể về thương nhân nhưng cũng phải có những quy định cơ bản về thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân. Và cần phải lược bỏ những hành vi thương mại trong Bộ luật dân sự như vấn đề bảo hiểm để quy định trong Luật thương mại, vì đó là thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại
- Không nhất thiết phải liệt kê một số hành vi được coi là hành vi thương mại mà điểm mấu chốt là phải đưa ra được những tiêu chí cho phép xác định một hành vi nào là hành vi thương mại. Bất kỳ một hành vi nào thoả mãn được hai điều kiện sau đều được coi là hành vi thương mại: thứ nhất, hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích gì; thứ hai, hành vi đó được thực hiện bởi chủ thể nào. Trước hết, hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích gì? Nhiều ý kiến cho rằng, hành vi thương mại là hành vi được thực hiện vì mục đích thu lợi nhuận. Khi chủ thể thực hiện một hành vi với mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu riờng thỡ hành vi đó khơng thể được coi là hành vi thương mại. Ví dụ, việc một doanh nghiệp mua một máy tính cá nhân để trang bị cho văn phịng của mình khơng thể coi là hành vi thương mại mà nó chỉ được coi là hành vi dân sự. Nhưng, nếu doanh nghiệp đó trang bị máy tính cho mỗi nhân viên trong cơng ty để có thể áp dụng cơng nghệ
hiện đại, nâng cao sức sản xũt, tăng lợi nhuận cho cơng ty thỡ đú lại là một hành vi thương mại (hành vi thương mại phụ thuộc). Trong các trường hợp nói trên, mặc dù chủ thể của hợp đồng mua bán hay hợp đồng trao đổi tài sản là các thương nhân chuyên nghiệp nhưng nếu vì mục đích cá nhân, khụng vỡ lợi nhuận thìquyền và nghĩa vụ của các bên phải được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự, ngược lại nếu là vì muốn thu năng suất lao động cao hơn, lợi nhuận cao hơn thì lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại. Tuy nhiên có phải bất kỳ một hành vi nào được thực hiện vì mục đích lợi nhuận cũng được coi là hành vi thương mại không. Câu trả lời là không phải bao giờ cũng vậy. Hành vi thương mại là hành vi thương mại được thực hiện vì lợi nhuận, thế nhưng hành vi được thực hiện vì mục đích lợi nhuận chưa hẳn được coi là hành vi thương mại. Ví dụ, một người mua một lơ đất, sau đó một thời gian lại bán đi để thu lợi nhuận, sau khi bán lơ đất đó đi anh ta lại tiếp tục mua một lô đất khác và ngồi chờ sự tăng giá, hành vi đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Rõ ràng trong trường hợp này, người đó thực hiện việc mua đất khơng phải để thoả mãn cho nhu cầu về nhà ở của mình mà vì mục đích thu lợi nhuận nhưng vẫn không thể điều chỉnh bởi Luật thương mại bởi vì chủ thể của nó khơng phải là chun nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại. Hành vi sinh lợi muốn được coi là hành vi thương mại thỡ nó phải thoả mãn điều kiện thứ hai, theo đó hành vi thu lợi nói trên phải được thực hiện bởi các chủ thể hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp. Pháp lệnh về thương mại nói chung và Luật thương mại nói riêng khơng điều chỉnh các hành vi do chủ thể dân sự thực hiện, bởi vì nếu ngược lại, pháp luật về thương mại cũng điều chỉnh các chủ thể dân sự thì việc xây dựng Luật thương mại bên cạnh Bộ luật dân sự hồn
tồn khơng có ý nghĩa.
Như vậy một hành vi được coi là hành vi thương mại khi nó được thực hiện bởi các thương nhân và vớí mục đích thu lợi nhuận, hay nói cách khác, bất kỳ một hành vi nào được thực hiện thoả mãn hai điều kiện nói trên đều được coi là hành vi thương mại.
- Vẫn có quan điểm cho rằng xã hội vẫn tồi tại hai quan nệm khác biệt cơ bản là quan hệ dân sự và quan hệ thương mại.Hai hoạt động này khác nhau nên cần phải có những khung pháp lý riêng, vì thế cần phải có chương riêng về các hợp đồng thương mại để các thương nhân có thể căn cứ vào đó biết được những quyền và nghĩa vụ của mình và coi đó là những chuẩn mực bắt buộc phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động thương mại.. Thực tế cho thấy, rất nhiều thương nhân Việt Nam vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế trong thời gian qua cũng bởi vì trong nước chưa có luật pháp riêng về hợp đồng thương mại, đồng thời cũng vì chưa quen với việc sử dụng luật sư trong việc kớ kờt, soạn thảo hợp đồng. Do đó rất cần phải có những quy định về hợp đồng thương mại, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. - Các văn bản trong hệ thống pháp luật thương mại cần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh pháp luật được hiệu quả.
Pháp luật chỉ nên quy định những vấn đề cơ bản tạo khung pháp lý cho các chế định, không nên quy định một cách quá chi tiết để có thể dễ dàng áp dụng một cách có hiệu quả, hợp lý và hợp pháp.
- Việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung nờn cú sự tham gia của các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến sự điều chỉnh của các văn bản đó, ví dụ như thương nhân, hiệp hội thương mại… - Môi trường kinh doanh biến đổi và phát triển liên tục, vì vậy, khi có những vấn đề cụ thể phát sinh trong thực tiễn đặt ra nhu cầu cần được điều chỉnh bởi pháp luật thỡ nờn xây dựng những đạo luật để điều chỉnh riêng vấn đề đó. Cách thức xây dựng văn bản pháp luật đó vừa đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt trong điều chỉnh pháp luật, đồng thời cũng dễ sửa đổi khi thực tiễn thay đổi.
- Pháp luật cần có quy định cụ thể hơn nữa về những căn cứ để xác định tư cách pháp lý của thương nhân, nhất là đối với những khái niệm mang tính định tính trong
các căn cứ đó, nhằm làm cho chế định này có sự tương thích cần thiết với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
Các quy định về đăng kí kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh hiện nay còn nhiều điểm bất cập với thực tiến hoạt động thương mại tại Việt Nam và thể hiện sự khơng tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cần ưu tiên cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể là:
+ Có cơ chế giám sát quá trình ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến giấy phép kinh doanh và đăng kí kinh doanh.
+ Giám sát quy trình cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh.
+ Yêu cầu các cơ quan hành pháp, tư pháp hủy các văn bản chế quyền tự do kinh doanh của công dân một cách bất hợp lý.
+ Cần có cơ chế khiếu nại và khiếu kiện hành chính để người dân thực hiện quyền trong trường hợp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh bị từ chối hoặc kéo dài thời hạn so với quy định của pháp luật mà khơng có căn cứ pháp lý cụ thể..
Chế định thương nhân trong pháp luật thương mại việt Nam hiện hành cần được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động thương mại và phù hợp hơn với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế..
- Việc sọan thảo luật luật là lĩnh vực của các nhà chuyên môn, do đó, ban soan thảo phải bao gồm những nhà chun mơn có thực tài nhất, có kiến thức sâu về lĩnh vực đó. Và các cơ quan soạn thảo khơng nên xuất phát từ lợi ích cục bộ của ngành mình mà gây cản trở cho việc xây dựng các quy định pháp luật về thương mại bằng việc coi chế định này hay chế định kia và đạo luật về chế định đó là của ngành mình, ví dụ như vấn đề Bảo hiểm là của Bộ Tài chính, vấn đề doanh nghiệp là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề mua bán hàng hóa là của Bộ thương mại, thương phiếu là của Ngân hàng Nhà nước…bởi vì Luật thương mại cần phải được trải rộng trên nhiều lĩnh vực thương mại và thuộc thẩm quyền kiểm soát của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau chứ không thuộc quyền quản lý của riêng một cơ quan nào.
Pháp luật không thể điều chỉnh hết được tất cả mọi quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống. Nhưng cũng không thể ngày hôm nay ban hành một văn bản nào đó rồi ngày mai lại tiến hành sửa đổi, bổ sung, thậm chí, có thể bị thay thế bởi một văn bản pháp luật khác. Như vây, pháp luật sẽ khơng phát huy được vai trị của mình. Do đó, pháp luật cần phải có được tính khái quát cao, tính dự báo tốt, minh bạch, hiệu quả để có thể áp dụng được trong các trường hợp cụ thể. Để làm được như vậy, chúng ta cần phải có một tư duy đúng đắn và cần phải xác định được rằng, pháp luật là để phục vụ đời sống, mọi cơng dân, cơ quan, tổ chức đều phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực thi pháp luật Mục đích của những kiến nghị này là nhằm góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật thương mại thống nhất, đồng bộ, có khả năng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn hoạt động thương mại và ngày càng phù hợp hơn với các quy định của pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế trong lĩnh vực này.
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang vận động một cách mạnh mẽ, và đang có một diện mạo mới.Chưa bao giờ và chưa khi nào thị trường Việt Nam lại có một sự hiện diện phong phú các chủng loại hàng hóa và dịch vụ như bây giờ. Cùng với sự đa dạng của các loại hình kinh doanh là sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng thương nhân. Trong bối cảnh đó, vai trị của pháp luật càng được nâng cao trong việc điều chỉnh các quan hệ của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Sự phát triển của xã hội cũng đòi hỏi pháp luật phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cơ chế điều chỉnh của một thị trường phát triển hội nhập quốc tế sâu rộng, vừa khái quát để có thể bao quát được các vấn đề có thể phát sinh, vừa cụ thể để có thể áp dụng vào các trường hợp thực tế, là cơng cụ hữu ích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể của quan hệ pháp luật.
Từ lí luận đến thực tiễn là một chặng đường dài. Chúng ta đang hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, cần phải có những hiểu biết chính xác về những quan điểm kinh tế, thương mại đã được thế giới áp dụng để vận dụng vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Pháp luật đóng một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, chính vì thế, chúng ta cần phải thay
đổi tư duy pháp lý sao cho đúng đắn để phù hợp với thời đại, phù hợp với quốc tế, và để khơng dễ dàng“ngó ngựa” trong một sân chơi rộng lớn như WTO.