Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mạ
2.2.2 Quy định về thương nhân 1 Khái niệm thương nhân
2.2.2.1 Khái niệm thương nhân
Khái niệm về thương nhân được pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Luật thương mại năm 1997: “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyờn”.
Theo đây, muốn trở thành thương nhân thì cần phải : - là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác hoặc hộ gia đình. - Tham gia hoạt động thương mại.
- Thực hiện hoạt động thương mại một cách thương xun. - Phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Tương tự như vậy, khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005 xác định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh doanh”.
Vậy thì thương nhân ở đây có những thuộc tính cơ bản : - Phải thực hiện hoạt động thương mại.
- Phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập. - Phải thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên. - Phải đăng kí kinh doanh.
Luật thương mại năm 1997 đã xây dựng khái niệm thương nhân dựa trên sự kết hợp hai tiêu chí chủ thể và khách thể. Nếu quan niệm hoạt độngt hương mại theo Luật
thương mại 1997 thì số lượng thương nhân sẽ bị hạn chế rất nhiều, bởi luật chỉ quy định 14 hành vi thương mại. Còn nếu hiểu theo pháp luật hiện hành, số lượng thương nhân sẽ được mở rộng hơn vì khơng cịn có sự liệt kê các hành vi thương mại như trước, như vậy thì sẽ khơng giới hạn được những chủ thể có khả năng trở thành thương nhân..