Hàng hóa theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 40 - 42)

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mạ

2.2.1.3 Hàng hóa theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hàng hóa, Có quan điểm cho rằng hàng hóa là tất cả những đối tượng được sản xuất ra để phục vụ tiêu dùng hay trao đổi trên thị trường

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quúc tế lại quy định về hàng hóa với tính cách là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng phương pháp loại trừ, liệt kê những đối tượng khơng được coi là hàng hóa như : hàng mua để dùng cho cá nhân, gia đình; hàng bán đấu giá; giấy tờ chứng khoán, cổ phiếu giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thụng…

Khái niệm trên đây có phạm vi rất rộng, cũng giống như Bộ luật thương mại Anh quốc và pháp luật thương mại của Hoa Kỳ song nhìn chung, hàng hóa đều có đặc

điểm chung: là động sản, hữu hình, được pháp luật đưa vào lưu thông (trừ tiền, chứng khốn và các quyền vơ hình).

Theo pháp luật Việt Nam, trong Luật thương mại 1997, “hàng húa” được định nghĩa tại khoản 3 điều 5 : “hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bỏn”. Từ khái niệm này cho thấy hàng hóa quá rộng, bao gồm cả bất động sản, Và các quy tắc của hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng chung cho cả mua bán, thuê mướn bất động sản mà mua các quyền vơ hình hay mua các dịch vụ như quyền sử dụng điện thoại, quyền đòi nợ… Nhưng đến Luật thương mại 2005, khoản 2 điều 3 đã định nghĩa: “Hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai”.

Quy định này về cơ bản tương đối hợp lý, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo bao quát được phạm vi những đối tượng có khả năng tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Và cũng đã loại trừ được bất động sản ra khỏi định nghĩa. Bởi bất động sản là một loại tài sản đặc biệt, gắn liền với nhiều tố quyền quan trọng và cần phải có sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật Dân sự, không thể dễ dàng tham gia giao dịch như các loại hàng hóa khỏc.

Cũng trên cơ sở khái niệm này, ta có thể suy luận rằng các loại quyền vơ hình (như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu các loại chứng từ có giá và các loại tài sản vơ hình nói chung… đều khơng được coi là hàng hóa. Do đó những tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng có đối tượng là các loại tài sản này sẽ khơng được coi là tranh chấp hàng hóa.

Tóm lại, xây dựng một khái niệm đúng đắn về hàng hóa là một việc quan trọng, tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Khơng phải mọi sản phẩm bất kì đều được coi là hàng hóa, mà chỉ những sản phẩm thỏa mãn những điều kiện nhất định mới trở thành

đồng mua bán hàng hóa phải hợp pháp, tức là không thuộc danh mục hàng cấm lưu thông trong nước hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. Nếu không hợp đồng đó sẽ vơ hiệu , dẫn đến một số hệ quả pháp lý nhất định mà các chủ thể phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w