Đặc điểm của thương nhân

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 43 - 46)

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mạ

2.2.2.2Đặc điểm của thương nhân

Thương nhân là một trong những chế định cơ bản và quan trọng nhất của luật thương mại. Điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005 đã định nghĩa “thương nhân là những chủ thể có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyờn”. Theo cách định nghĩa này thương nhân phải có những đặc điêm cơ bản:

Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại.

Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ logic với nhau. Ngay trong Luật thương mại 1997 đã thể hiện điều đó tại khoản 1 điều 5 : “hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại” và đến khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức…cỏ nhõn hoạt động thương mại…” Như vậy thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn biết chủ thể có phải là thương nhân hay khơng thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không. Thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân. Điều này cũng tương tự như các nước khỏc trờn thế giới vì cũng lấy tiêu chí thực hiện hành vi thương mại để xác định khái niệm thương nhân

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa

chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.

Theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình là dấu hiệu cần thiết

để xác địnhchủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay khơng.

Trong hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia vào như người làm công ăn lương, các nhân viên quản lý, điều hành. Do đó cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để xác định chủ thể có tư cách thương nhân. Ví dụ, người làm cơng ăn lương, người quản lí do chủ sản nghiệp thương mại thuê, người quản lý một chi nhánh hoặc một cửa hàng thương mại v.v. đều không phải là thương nhân do họ thực hiện những hành vi thương mại vì lợi ích của ơng chủ và họ sẽ được nhận một khoản tiền từ cơng việc của mình.

Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp

thường xuyên.

Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. Một củh thể thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, tự thân, mang danh mình nhưng hành vi thương mại đú khụng diễn ra một cách thường xun, liên tục thì khơng thể là thương nhân. Điều này được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại của các nước, ví dụ như trong khoản 1 điều 121-1 Bộ luật thương mại Cộng hịa Pháp quy định chủ thể chỉ có tư cách pháp nhân nếu thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp, thường xuyên.

Bên cạnh tính thường xuyên của hoạt động thương mại, khi xác định tư cách thương nhân cũng cần quan tâm đến tính nghề nghiệp. Bởi vì nếu chỉ có yếu tố thường xun thì khơng đủ để mang lại tư cách thương nhân cho chủ thể.

Như vậy, pháp luật thừa nhận sự cần thiết của hai yếu tố: tính nghề nghiệp và tính thường xuyên để xác định tư cách thương nhân. Để trở thành thương nhân thỡ cỏc chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vi thương mại, điều đó có nghĩa là chủ thể thực hiện những hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi lặp lại kế tiếp, liên tục mang tính nghề nghiệp. Tính chất nghề nghiệp khơng chỉ là dấu hiệu quan trọng để xác đinh tư cách thương nhân mà còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật thương mại Việt Nam đối với thương nhân. Và các chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách riêng lẻ sẽ khơng có tư cách thương nhân. Ví dụ một người

thỉnh thoảng mua chứng khốn , mặc dù là với mục đích là để kiếm lời nhưng khơng mang lại cho người đó tư cách thương nhân, bởi vì hành vi đó khơng được thực hiện một cách thường xun, liên tục và khơng mang tính nghề nghiệp của người đó mà chỉ là thỉnh thoảng mua bán chứng khoán để kiếm lời, thu nhập từ chứng khốn khơng phải là thu nhập chính của người đó.

Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.

Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cỏc nhõn bằng những hành vi của chính bản thân mình có thể xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lí. Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại. Và để bảo vệ lợi ích xã hội, pháp luật thương mại Việt Nam quy định một số người không được công nhận là thương nhân như người khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ , người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh.

Đăng kí kinh doanh vừa có thể được nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân, vừa có thể coi như là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức. Thực chất, đăng kí kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tư cách thương nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại.

Việc đăng kí kinh doanh tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.

Đăng kí kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, hiện nay do thương nhân còn tồn tại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau, cho nên việc đăng ký kinh doanh còn được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật khác nhau.

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 43 - 46)