Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại.

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 64 - 65)

Chương 3: Một vài định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hành vi thương mạ

3.1Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại.

Từ thực trạng của các quy định pháp luật về hành vi thương mại đã phân tích trên đây, có thể rút ra được một vài nguyên nhân của những khiếm khuyết còn tồn tại :

- Đất nước ta mới chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên kinh nghiệm của việc xây dựng và quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa nhiều, thực tiễn mở của và hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy chúng ta cịn gặp khó khăn với một hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, hoàn thiện.

- Do hệ thống pháp luật đang trong q trình xây dựng và hồn thiện nờn cũn nhiều khiếm khuyết và hạn chế. Vì đất nước được duy trì quỏ lõu trong nền kinh tế tập trung bao cấp nên mặc dù đã tiến hành đổi m ới nhưng vẫn chưa thể bắt kịp với trình độ phát triển của xã hội và của thế giới, nhất là tư duy pháp lý. Một số quy định của pháp luật thiếu tính nhất quán, kém năng động và khó áp dụng..

- Hiểu biết pháp luật nước ngồi của chúng ta cịn hạn chế, thiếu chính xác và khơng đầy đủ, dẫn đến việc e dè không dám tiếp thu cái mới hay lại du nhập quá vội vàng những quy định của pháp luật chưa phù hợp với điều kiện hồn cảnh của Việt Nam. Có thể nói, việc tiếp thu kinh nghiệm nước ngồi cịn thiếu lựa chọn và tinh tế.

- Ý thức pháp luật trong xã hội, kể cả của một số người trực tiếp quyết định hoặc ảnh hưởng tới việc ban hành chính sách hay các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước chưa cao, chỉ vì những lợi ích của cơ chế pháp luật cũ

mang lại cho một số ít người nên khiến cho họ ngại đổi mới, khơng dám hi sinh lợi ích riêng, lợi ích cục bộ vì lợi ích chung.

- Ngồi ra, khơng thể khơng nói tới một vài nguyên nhân khác nữa như: Chúng ta còn thiếu một lý thuyết về pháp luật phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, do đó dẫn tới những quan niệm khác nhau về pháp luật và khác với thế giới; các đạo luật chưa được được dẫn dắt bởi các chính sách cụ thể; kĩ thuật lập pháp của chúng ta còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển; chưa sử dụng thích đáng các chuyên gia trong việc soạn thảo và thẩm tra các dự án luật; chưa đề cao việc tiếp thu ý kiến của nhân dân và cỏc nhúm quyền lợi khác nhau được pháp luật bảo vệ trong các quan hệ pháp luật, nờn cỏc quy định pháp luật có phần xa rời thực tế và khú ỏp dụng…

Đối với nước ta, công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề tất yếu, song đổi mới, hội nhập, thay đổi những gì trong hệ thống pháp luật thì lại là vấn đề đang đặt ra. Nhiều khi chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm nờn cỏc quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật đôi khi không nhất quán, dẫn đến nhiều văn bản pháp luật chống chéo, rồi phải soạn thảo lại hoặc sửa đi sửa lại nhiều lần, hệ thống pháp luật chưa ổn định.

Chính vì vậy, chúng ta rất cần phải tìm ra những nguyên nhân đang tồn tại làm cho hệ thống pháp luật không hiệu quả, khơng phát huy vai trị trong đời sống xã hội, từ đó sửa chữa hay thay đổi để có thể làm cho hệ thống pháp luật được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại (Trang 64 - 65)