5. Kết cấu của đề tài
1.5.1, Triết lý tổ chức
Triết lý tổ chức là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn quản lý thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể quản lý và chỉ dẫn cho hoạt động quản lý. Đó là tài sản tinh thần của tổ chức, phản ánh ý thức- tinh thần của tổ chức ở mức độ bản chất, có tính khái qt, nhưng cũng hết sức cô đọng, hệ thống. Nếu phát huy được tác dụng thì triết lý tổ chức trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của tổ chức, có khả năng thấm sâu và trở thành sức mạnh thống nhất trong tồn bộ hệ thống, từ đó tạo ra một lực hướng tâm chung. Vì vậy, đó chính là cơ sở để bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa của tổ chức.
Triết lý tổ chức bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo nên phong thái đặc thù của chủ thể quản lý và phương thức phát triển bền vững của hoạt động này. Trong nhiều trường hợp, triết lý tổ chức còn là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các quyết định có tính chiến lược cho tổ chức. Đây cũng là nội dung đầu tiên mà các nhân viên phải học khi mới gia nhập tổ chức để hòa nhập với mơi trường văn hóa trong tổ chức. Đây được xem như là một trong những nội dung trọng tâm của văn hóa cơng sở, giàu chất triết học, có khả năng khái qt hóa cao, vì vậy rất dễ truyền tải, lan tỏa trong từng thành viên để tạo nên ý thức hành động chung cho cả tổ chức.
Xét về nội dung, triết lý của tổ chức sẽ gồm có sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản: tơn chỉ, mục đích của tổ chức, nêu rõ tổ chức là ai, tổ chức làm những gì,
21
làm vì ai. Cùng với đó là phương thức hành động, là nội dung mà bản thân triết lý tổ chức cần phải nêu rõ, tổ chức sẽ thực hiện sứ mệnh và đạt tới các mục tiêu của nó như thế nào, trong đó thể hiện hệ thống các giá trị, được xem là niềm tin căn bản trong tổ chức. Đó là những ngun tắc trong tổ chức: lịng trung thành và sự cam kết; những hành vi ứng xử tạo ra một mơi trường làm việc trong đó có những mục đích chung. Điều này thường được thể hiện rõ trong các tổ chức kinh doanh. Trong các cơng sở hành chính nhà nước hiện nay thì ln đề cao việc duy trì một hệ thống hành chính “của dân, do dân và vì dân” với mục tiêu điều hành đất nước theo phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.