3.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo
3.3.1. Tổ chức điều chỉnh, bổ sung định kỳ chương trình, nội dung
học tiếng Anh phù hợp với chuẩn đầu ra của mơn học
3.3.1.1. Mục đích
Chuẩn đầu ra cần được rà soát, điều chỉnh và bổ sung và hoàn thiện hàng năm đảm bảo cam kết của đơn vị đào tạo với yêu cầu của xã hội, của đơn vị sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp. Do đó, việc thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp, và tổ chức điều chỉnh, bổ sung định kỳ chương trình học, trong đó có mơn học tiếng Anh, sẽ giúp Trường không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Việc xây dựng CĐR cho môn tiếng Anh là căn cứ để đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Nội dung nào đáp ứng được CĐR sẽ giữ lại hoặc bổ sung, không đáp ứng được thì lược bỏ. Qua đó sẽ khắc phục được tình trạng đưa thêm nhiều nội dung khơng thực sự cấp thiết vào chương trình giảng dạy, làm cho chương trình nặng nề hoặc có thể bổ sung những nội dung mới thực sự bổ ích và cấp thiết cho người học.
3.1.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
trong nước; từ những hạn chế, bất cập về nội dung, chương trình đào tạo trong CAND hiện nay thì việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu công tác của học viên các trường CAND là hết sức quan trọng và cấp thiết, là cơ sở để triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong CAND.
Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong bối cảnh đất nước hiện nay. Để việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đạt hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu đặt ra, việc cần làm trước tiên là phải đổi mới quan điểm giáo dục đối với môn học tiếng Anh, xác định mơ hình phát triển, chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng học là lực lượng ANND.
Rà soát, đánh giá chuẩn đầu ra của môn học tiếng Anh đối với các chuyên ngành đã công bố nhằm xác định chính xác các tiêu chí đã đặt ra; tập trung xác định các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng đối với môn học tiếng Anh nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo cụ thể đối với từng chuyên ngành. Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành chuẩn đầu ra đảm bảo tính rõ ràng, định lượng, chính xác, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của Công an các đơn vị, đại phương, vừa phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
Nội dung, chương trình học tiếng Anh thường xuyên được rà soát, đánh giá, nghiên cứu, biên soạn khoa học, phù hợp với mục tiêu, đối tượng đào tạo; được chú trọng hơn về phương pháp và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nắm bắt, phân tích tình hình, giải quyết vấn đề. Các kiến thức bổ trợ cho ngành, chuyên ngành đào tạo ln được bổ sung, chỉnh lý hồn thiện, đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, đảm bảo tính chất đặc trưng vùng, miền và ngành nghề đào tạo.
Xây dựng mới, bổ sung, chỉnh lý, hồn thiện hệ thống chương trình đào tạo của các ngành, chuyên ngành thuộc tất cả các trình độ và đề cương chi tiết học phần tiếng Anh, chương trình học phần tương ứng theo chuẩn đầu ra; điều
chỉnh cấu trúc chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trình độ; nghiên cứu, lựa chọn, phê duyệt một số nội dung chương trình, phương pháp giảng và dạy học tiên tiến, phù hợp của một số quốc gia trên thế giới để tổ chức học hỏi kinh nghiệm, liên kết đào tạo trong CAND. Huy động sự ủng hộ, hỗ trợ, tham gia của các bên có liên quan trong việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo ngay từ giai đoạn đầu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trị của Cơng an các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ là học viên mới tốt nghiệp ra trường (trong thời gian từ 1 - 3 năm đầu công tác) nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới.
3.1.1.3. Điều kiện thực hiện
Trường CĐ ANND cần chủ động triển khai xây dựng chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành theo chương trình khung giáo dục đại học và chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần tiếng Anh (dùng cho đào tạo trình độ đại học, cao đẳng), chương trình học phần (dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, sau đây gọi chung là chương trình) phải được lãnh đạo Trường chỉ đạo thống nhất để từng bước được đổi mới, ngày càng hồn thiện, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; nhiều nội dung mới về khoa học, công nghệ, nghiệp vụ Công an đã được nghiên cứu đưa vào giảng dạy.
Một thời gian dài trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam cũng như trong lực lượng CAND, đã bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập của nó: đó là sự quá tải về tri thức, kiến thức nặng về tính hàn lâm, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người học và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, sự thụ động của người học. Đứng trước yêu cầu của tình hình mới, địi hỏi Trường phải nghiên cứu, lựa chọn một quan điểm giáo dục mới, hiệu quả, phù hợp. Trong đó lấy người học làm trung tâm (đặc biệt hướng tới việc phát triển năng lực của người học) được đánh giá cao và đã được kiểm chứng trong thực tiễn. Dựa trên quan điểm
này, chương trình đào tạo mơn tiếng Anh cần chuyển trọng tâm từ nội dung giáo viên muốn dạy sang nội dung học viên cần học và vai trò của giáo viên thay đổi từ chỗ là nguồn chủ yếu truyền thụ kiến thức sang giúp điều phối quá trình học tập của học viên. Việc tổ chức hoạt động dạy học sao cho thuận lợi nhất đối với người học dù cho việc quản lý có thể phức tạp và tốn kém hơn.