Quản lý hoạtđộng giảng dạy của GV theođịnh hướngphân hóa dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán trung học phổ thông theo định hướng phân hóa dựa trên năng lực nhận thức của học sinh tại địa bàn huyện kim bảng, hà nam (Trang 26 - 33)

1.4. Nộidung cơ bản của QL dạy mơnTốn theođịnh hướng DHPH

1.4.3. Quản lý hoạtđộng giảng dạy của GV theođịnh hướngphân hóa dựa

trên năng lực nhận thức của HS.

Để quản lý hoạt động dạy của GV theo định hướng DHPH, hiệu trưởng cần tập trung vào các nội dung đổi mới chủ yếu sau đây:

1.4.3.1. Qu n lý việc phân công gi ng d y cho GV.

Phân cơng giảng dạy cho GV có liên quan chặt chẽ đến cơng tác tổ chứcnhân sự. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào quyết định phân cơng, phân nhiệm của hiệu trưởng.

Vì vậy, để QL được việc phân công giảng dạy cho GV, trước tiên hiệu trưởng phải nhận thức được GV tuy có trình độ ngang nhau nhưng năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe khác nhau. Việc phân cơng đúng

người đúng việc sẽ phát huy vai trị cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện để họ tự khẳng định mình. Ngồi ra cịn giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề.

QL việc phân công giảng dạy là đầu mối quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường. Vì thế, người hiệu trưởng cần nắm thật chắc chất lượng đội ngũ, hiểu rõ đặc điểm, sàng lọc thông tin, đánh giá chính xác, thận trọng.

Các căn cứ để phân công GV giảng dạy: - Quyền lợi, nguyện vọng của HS, PHHS. - Nguyện vọng, năng lực giảng dạy của GV.

- Nguồn lực đội ngũ GV hiện có, phân cơng các GV bộ mơn dạy cùng khối lớp nên có cùng những đồng chí đã có thâm niên về giảng dạy với những đồng chí có kinh nghiệm chưa nhiều.

Năng lực chuyên môn của GV là cơ sở quan trọng để phân công giảng dạy nên khi phân công lớp dạy nhà quản lý phải xem xét năng lực cụ thể, chiều hướng phát triển và trình độ của HS trong lớp.

Trong quá trình phân cơng chun mơn phải hết sức chú ý tới nguyện vọng cá nhân, nguyện vọng của nhóm chun mơn thì nhà quản lý mới khích lệ sự vươn lên của từng GV ( tuy nhiên phải phù hợp với mục tiêu của nhà trường ).

Đối với mơn Tốn có lơgic rất cao ở các lớp, để tránh dạy quá chương trình nhà quản lý cần phải phân công GV dạy theo vòng tròn khép kín (dạy theo lên từ 10 đến 12) để mỗi GV thấm nhuần kiến thức Tốn THPT, tránh tình trạng do phân cơng chun một khối lớp làm giảm khả năng bồi dưỡng của GV.

- Phân công GV giảng dạy tại các lớp Tốn mũi nhọn: Địi hỏi sự nỗ lực của GV rất nhiều cho nên khi phân cơng dạy lớp có HS khá nhà quản lý ngồi việc nhìn vào năng lực chun mơn phải chú ý đến sự nhiệt tình, ham học của GV.

lực yếu, kém. Địi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm, chun mơn vững.Xử lý tình huống khéo.Có trình độ nghiệp vụ sư phạm tốt.

- Phân công GV giảng dạy tại lớp học mơn Tốn có nhiều trình độ khác nhau.

1.4.3.2.Qu n lý lập kế ho ch và thực hiện kế ho ch của GV.

Việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào chương trình dạy học quy định phần cứng và phần mềm, dựa vào trình độ, kỹ năng sư phạm của GV, khả năng HS, kết quả học tập của những năm trước và điều kiện cụ thể của nhà trường đảm bảo cho dạy học để xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ bộ môn.

Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theođịnh hướng DHPH, đây thực chất là thiết kế chương trình dạy học chi tiết cần phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng/năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. mỗi GV phải xây dựng kế hoạch riêng cho mình phù hợp với đặc điểm HS của lớp dạy.

Kế hoạch dạy học phải được xây dựng cho cả năm, từng kỳ, từng tháng và chi tiết tới bài dạy dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Trong kế hoạch dạy phải có yêu cầu về kiến thức theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm khơng gây nhàm chán với HS khá - giỏi và cũng tạo điều kiện cho HS yếu vươn lên (có nghĩa là có lượng kiến thức phù hợp với mỗi đối tượng).

Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức độ khó, nhịp độ và hình thức học tập của HS một cách phù hợp. Các em HS giỏi phải được học ngang tầm với khả năng để có thể phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có và nhu cầu/ ham muốn của mình, ngược lại những HS yếu được học phù hợp với khả năng sao cho có thể nâng cao trình độ, khơng có cảm giác sợ hoặc chán nản với việc học tập.

- Nội dung dạy, tài liệu học tập và những hình thức dạy học thích hợp phù hợp với các nhóm HS có trình độ khác nhau.

- Phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.

Kế hoạch tốt thì sẽ có thiết kế bài dạy tốt, hơn nữa nó định hướng cho các hoạt động khác. Sau khi dạy học, đánh giá chất lượng, GV rút kinh nghiệm và tiếp tục điều chỉnh kế hoạch cho lần tiếp theo được tốt hơn.

1.4.3. 3. Qu n lý việc so n bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV.

Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kì; chuẩn bị từng tiết dạy/bài soạn; chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học; các hồ sơ dạy học của GV.

QL tốt việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo định hướng DHPH, người hiệu trưởng đặc biệt lưu tâm đến những công việc sau đây:

+ Chỉ đạo tổ chuyên thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâu điều tra, phân tích nhu cầu và hứng thú của người học với môn học, việc điều tra này giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc khơng thích học mơn học để có chiến lược dạy học phù hợp.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất quy định bài soạn thể hiện tinh thầnphân hóa HS, hướng dẫn việc soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thức nhưng khơng rập khn, máy móc, tránh sao chép. Mục tiêu dạy học theođịnh hướng DHPH phải thể hiện rõ về lĩnh vực nhận thức: căn cứ 6 bậc nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), trong giáo án phải được nêu chi tiết của mục tiêu dạy học tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3. Bảo đảm tính khoa học, chính xác các nội dung các kiến thức.Cần xác định rõ, cụ thể hệ thống kĩ năng được hình thành trong bài giảng. Cần làm rõ các yêu cầu, nội dung các chuẩn mực giá trị thái độ cần hình thành, củng cố,

hồn thiện trong q trình đào tạo nói chung và ở phạm vi bài học nói riêng…

+ Cung cấp sách GV, sách tham khảo, CSVC trường học…

+ Chỉ đạo GV phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ bộ chuyên môn.

+ Giao tổ chuyên môn tăng cường kiểm tra giáo án, kiểm tra hồ sơ và sổ báo giảng.

+ Dự giờ để đánh giá soạn giảng qua bài giảng trên lớp.

1.4.3.4. Qu n lý giờ lên lớp của GV.

Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy học, GV là người trực tiếp điều khiển, hướng dẫn HS học tập đạt kết quả. Người hiệu trưởng tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp, cho nên để QL tốt giờ lên lớp thể hiện theođịnh hướng DHPH cần phải trung vào các vấn đề sau:

+Yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, học kì, năm có thể hiện rõ việc quan tâm đến từng đối tượng HS…

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn trên cơ sở quy định của nhà trường, xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện tính chất phân hóa. Cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp từng bộ môn một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo sự phấn đấu dạy học theo hướng tích cực, chú ý đến năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu…của HS.

+ Tổ chức dự giờ thăm lớp định kì, đột xuất có rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy.

+ Chỉ đạo áp dụng chuẩn giờ lên lớp cũng như việc áp dụng nguyên tắc dạy học theo định hướng DHPH trong dạy học của GV để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng dạy học.

+ Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, hiệu trưởng cũng cần chú ý đến công tác thu thập thông tin của HS, đồng nghiệp, phụ huynh HS về GV bộ môn.

*Qu việ ê ớp:

Hoạt động dạy học được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Lên lớp là hoạt động cụ thể của GV nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Đây là lúc GV và HS tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người GV thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử dụng phương tiện, đồ dùng, phương pháp dạy học; nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy, giao tiếp, xử lý tình huống trong và ngồi dự kiến… nó giữ vai trị quyết định đến chất lượng dạy học.

Khi lên lớp thì việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học.Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của GV và HS. Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của HS vào những vấn đề, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học mang lại nhưng nhiều GV dạy Tốn khơng chú ý đến điều này.

Trong tiến trình tiết học, GV phải chú ý duy trì được khơng khí tích cực, hào hứng trong HS đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hố những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thơng qua đó mà lĩnh hội tri thức mới…

Tư thế, tác phong của người GV phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói.

*Qu n lý sau khi lên lớp:

Sau tiết học, người GV phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:

- Chất lượng của việc tích cực hố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo. - Chất lượng khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn HS tự học…

Từ sự phân tích tiết học đó, những kinh nghiệm thành cơng và thất bại rút ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những tiết học lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn. Đây là điều mà mọi nhà quản lý cần quan tâm chú trọng khi kiểm tra bài soạn của GV ở các tiết đã dạy .

1.4.3.6. Qu n lý sinh ho t tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chun mơn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng GV và phát hiện ra những điểm mạnh - yếu, thuận lợi- khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học.

Để QL sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh thần phân hóa HS, hiệu trưởng cần chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung sau :

+ Có kế hoạch tổ chức cho GV học tập, nắm vững các mục tiêu, nội dung chương trình, SGK , quy chế chun mơn, các nguyên tắc về dạy học phân hóa.

+ Yêu cầu tổ chuyên môn sinh hoạt theo đúng quy định của Điều lệ trường THPT .

+ Yêu cầu xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ.

+ Yêu cầu đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn . + Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên nội dung kết quả hoạt động.

1.4.3.7. L đổi mới PP, sử dụng PP.

Dạy học theođịnh hướng DHPH đó là tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả. Trên thực tế HS đa dạng, khác nhau.Để đạt được mục tiêu dạy học phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học tập, hồn cảnh, sức khoẻ, giới tính...của HS, từ đó sẽ tạo ra cho HS hứng thú học tập, u thích mơn học, khắc phục tâm lí chán nản của HS trong học tập.

Để đảm bảo được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng dạy học hướng vào người học , người hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:

+ Đổi mới nhận thức của CBQL và GV, xác định đổi mới PPDH là phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS, tránh áp đặt. Phải làm từng bước tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương.

+ Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng khuyến khích sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học; động viên và tạo điều kiện cho GV tự làm đồ dùng dạy học; tăng dần việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; từng bước tổ chức các phịng học bộ mơn…

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp dạy học tích cực có liên quan nhiều đến kĩ thuật dạy học theo định hướngDHPH saocho phù hợp với thực tế CSVC của nhà trường cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hồn cảnh gia đình của HS. Thực chất của việc đổi mới PPDH là sự phối hợp linh hoạt và ăn khớp các PPDH sao cho phù hợp với nội dung, đặc điểm của người học và điều kiện thực hiện.

+ Chỉ đạo thực hiện các giờ thao giảng thể hiện về lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức dạy học theođịnh hướng DHPH. Tổ chức rút kinh nghiệm các tiết học theođịnh hướng DHPH và nhân rộng hình thức thao giảng với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả hình thức tổ chức dạy học theo định hướng này trong toàn trường.

+ Khuyến khích, tơn vinh những cá nhân thực hiện tốt việc DH theo định hướng DHPH, có các biện pháp hành chính, tâm lí và kinh tế để thúc đẩy GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán trung học phổ thông theo định hướng phân hóa dựa trên năng lực nhận thức của học sinh tại địa bàn huyện kim bảng, hà nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)