Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập hoá học trong việc phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm hóa học 12 (Trang 31 - 35)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập hoá học trong việc phát triển năng lực

năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học hoá học ở một số trƣờng THPT ở Hà Nội

1.4.1. Mục đích và đối tượng điều tra

Đánh giá về sử dụng BTHH trong DHHH ở trƣờng THPT, việc phát triển NLGQVĐ cho HS thơng qua sử dụng BTHH trong q trình DHHH, nhận thức của

1.4.2. Phương pháp và tiến hành điều tra

Để tiến hành đánh giá, chúng tôi đã xây dựng hai phiếu điều tra dành cho hai đối tƣợng GV và HS và tiến hành điều tra 16 GV và 320 HS ở lớp 12 của hai trƣờng THPT Trung Văn (quận Nam Từ Liêm – Hà Nội), trƣờng THPT Chƣơng Mỹ A (huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội). Phiếu điều tra đƣợc trình bày ở phần phụ lục 1 và 2.

1.4.3. Kết quả điều tra

1.4.3.1. Kết quả điều tra học sinh

Từ phiếu điều tra HS (phụ lục 1), chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

- Thái độ của HS đối với môn Hóa hoc: khá thu hút đƣợc sự chú ý của HS (khoảng 43,75% HS cảm thấy hứng thú với giờ học của mơn Hóa học). Đa số HS có sự chuẩn bị cho giờ BTHH: 52,19% HS làm trƣớc BT ở nhà; 23,13% HS đọc trƣớc bài và ghi lại những phần chƣa hiểu và sau đó trình bày thắc mắc của mình với GV. Tuy nhiên, HS chƣa thực sự đầu tƣ nhiều thời gian vào việc giải BT (chỉ khoảng 10,31% HS dành thời gian trên 60 phút để làm BT).

- Thái độ của HS khi gặp phải những vấn đề, mâu thuẫn trong học tập và làm BT: Nhiều HS chƣa hứng thú tìm hiểu, khám phá những vấn đề trong hóa học (chỉ có 33,13% HS cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu những mâu thuẫn, vấn đề trong hóa học).

- Mức độ liên hệ, vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: HS chƣa thƣờng xuyên so sánh kiến thức hóa học với các sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống hàng ngày (52,81 % HS thỉnh thoảng mới có sự so sánh hoặc vận dụng kiến thức hóa học với thực tiễn).

1.4.3.2. Kết quả điều tra GV

Từ phiếu điều tra GV (phụ lục 2), chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: a) Về xây dựng BTHH:

- Nguồn BT thƣờng sử dụng: chủ yếu trong SGK, sách BT. Các nguồn BT khác nhƣ: sách tham khảo, mạng internet, đề thi đại học – cao đẳng chỉ chiếm một phần nhỏ.

- Tiêu chí để xây dựng BT: Các GV dựa vào nội dung kiến thức trong SGK, theo từng dạng BT và theo trình độ của HS để xây dựng BT trong DH. Tuy nhiên, đa số GV khi xây dựng BT chƣa quan tâm đến việc phát triển NL cá nhân của HS

và vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. b) Về thực trạng sử dụng BT trong DHHH:

- Mục đích sử dụng BTHH: chủ yếu là củng cố kiến thức, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS. Việc sử dụng BT để tạo nguồn kiến thức nghiên cứu kiến thức mới, rèn luyện NL và kích thích sự hứng thú của HS ít đƣợc chú ý đúng mức.

- BT tái hiện kiến thức và BT vận dụng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, ít sử dụng BT GQVĐ, BT có nội dung gắn với thực tiễn, thí nghiệm hóa học, mơ hình, sơ đồ.

* Nhận xét: Qua điều tra GV và HS lớp 12 ở trƣờng THPT Trung Văn (quận

Nam Từ Liêm – Hà Nội), trƣờng THPT Chƣơng Mỹ A (huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội), chúng tơi có một số nhận xét về thực trạng sử dụng BTHH trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong DHHH ở trƣờng THPT:

+ Chủ yếu sử dụng BT trong SGK, sách BT. GV chú ý đến trình độ HS và các dạng BT để xây dựng BT nhƣng chƣa thực sự quan tâm đến việc vận dụng kiến thức hóa học và rèn luyện NL của HS, còn nặng về nội dung kiến thức trong SGK.

+ Mục đích chính khi sử dụng BT vẫn là để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, ít khai thác BT trong DH bài mới, kích thích hứng thú và rèn luyện NL của HS.

+ Các BT GQVĐ, BT có nội dụng gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn ít đƣợc sử dụng mà chủ yếu là BT dạng tái hiện kiến thức, BT vận dụng.

Tiểu kết chƣơng 1

Nghiên cứu nội dung cơ bản về NL (khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, NL cốt lõi và NL đặc thù cần phát triển cho HS) chúng tôi đi sâu vào NLGQVĐ (từ khái niệm, cấu trúc, biểu hiện đến biện pháp phát triển và đánh giá NL này).

Để rèn luyện và phát triển NLGQVĐ của HS cần chú trọng đến sử dụng BTHH trong DHHH. Do vậy, chúng tơi có tổng quan về BTHH: khái niệm, phân loại, các đặc điểm và các bậc trình độ của BT theo định hƣớng NL.

Chúng tôi đã điều tra thực trạng sử dụng BTHH trong DHHH để phát triển NLGQVĐ cho HS qua 16 GV và 320 HS của lớp 12 tại 2 trƣờng THPT Trung Văn (quận Nam Từ Liêm – Hà Nội), trƣờng THPT Chƣơng Mỹ A (huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội).

Đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu xây dựng BTHH theo định hƣớng phát triển NL và PP sử dụng chúng trong DHHH để phát triển NLGQVĐ cho HS.

CHƢƠNG 2

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG KIM LOẠI KIỀM, KIM

LOẠI KIỀM THỔ, NHƠM – HĨA HỌC 12

2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc chƣơng trình chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhơm” – Hố học 12 ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm hóa học 12 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)