Bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm hóa học 12 (Trang 55 - 65)

10. Cấu trúc của luận văn

2.3. Hệ thống bài tập hóa học chƣơng “Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”-

2.3.3. Bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn

2.3.3.1. Bài tập tự luận

1. Na mềm, cắt đƣợc bằng dao 2. T/d của Na với H2O 3. Bảo quản Na

Câu hỏi 1: Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi

để một lát trong khơng khí thì bề mặt đó khơng cịn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên nhân và viết PTHH xảy ra (nếu có).

Câu hỏi 2: Hãy đề xuất cách xử lý kim loại Na bị dƣ thừa sau khi làm thí nghiệm?

Bài 122: Muối natri hiđrocacbonat (natri bicacbonat) có rất nhiều ứng dụng trong

thực tế: dùng trong chế biến thực phẩm, làm xốp bánh (bột nở), dùng để chữa đau dạ dày do thừa axit...

Hãy giải thích:

Câu hỏi 1: Tại sao muối NaHCO3 đƣợc dùng làm bột nở? Viết PTHH xảy ra (nếu có).

Câu hỏi 2: Vì sao dung dịch natri hiđrocacbonat có tính kiềm và khi đun nóng dung dịch này thì tính kiềm lại mạnh hơn?

Câu hỏi 3: Vì sao muối NaHCO3 đƣợc dùng để chữa đau dạ dày do thừa axit?

Bài 123: Trƣớc khi ăn rau sống, ngƣời ta thƣờng ngâm chúng trong dung dịch nƣớc

(NaCl) có tính sát trùng? Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài nhƣ vậy?

Bài 124: Sau khi thu hoạch lúa, một lƣợng lớn rơm, rạ đƣợc tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ trồng nấm, làm thức ăn cho trâu, bò, ủ trong bể biogas, hay đốt lấy tro bếp trộn với phân chuồng để bón cho cây trồng. Tại sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, ngƣời nông dân thƣờng trộn thêm tro bếp?

Bài 125:

Câu hỏi 1: Tại sao khi pháo hoa cháy tạo ra nhiều màu sắc?

Câu hỏi 2: Đốt pháo hoa có gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng? Vì sao?

Bài 126: Quan sát một số hình ảnh về nghề sản xuất vôi và trả lời một số câu hỏi:

Chào mừng kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 2015, Thành phố Đà Nẵng tổ chức các cuộc thi bắn pháo hóa quốc tế với đội chủ nhà Đà Nẵng và các đội khách mời quốc tế. Các quả pháo hoa được bắn lên tạo ra các bông hoa với nhiều màu sắc sặc sỡ hòa cùng tiếng nhạc du dương tạo cho du khách đến với Đà Nẵng những ấn tượng khó phai.

Hình ảnh lị nung vơi thủ cơng Đá vôi

Câu hỏi 1: Nhƣ ta đã biết, khi đi qua các lị vơi ta thấy rất nóng. Vậy theo các bạn thì phản ứng nung vơi: CaCO3 CaO + CO2 là thu nhiệt hay toả nhiệt?

Câu hỏi 2: Tại sao khi sản xuất vôi ngƣời ta phải đập nhỏ đá vơi tới 1 kích thƣớc nhất định tùy theo từng loại lò?

Câu hỏi 3: Các lị nung vơi thủ cơng thƣờng làm ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến môi trƣờng, đến sản xuất nông nghiệp của các vùng lân cận, em hãy đề xuất

biện pháp khắc phục?

Bài 127: Hiện nay Việt Nam vẫn có đến 70% cư dân sống bằng nghề nơng. Chúng

ta có thể tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo, hồ tiêu, cà phê, cá tra, cá basa hàng đầu trên thế giới. Nông dân thường sử dụng vôi để làm giảm độ chua của đất nông nghiệp.

Câu hỏi 1: Tại sao khi đất chua ngƣời ta thƣờng bón vơi, dựa vào kiến thức hóa

học, hãy giải thích? Giải thích tại sao đất có xu hƣớng bị chua hóa, dù có bón vơi thì sau một số vụ thì đất cũng sẽ lại bị chua?

Câu hỏi 2: Ngƣời nông dân thƣờng dùng vơi để bón ruộng nhƣng tại sao khơng

nên trộn vơi chung với phân ure để bón ruộng?

Câu hỏi 3: Để khử chua cho đất, ngƣời nông dân thƣờng dùng vơi tỏa để bón ruộng. Cách làm vơi tỏa nhƣ sau: để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài ngày, vôi sống sẽ dần bở ra tơi ra thành bột mịn.

a. Hãy cho biết vơi tỏa gồm những chất gì? Giải thích và viết các PTHH tạo ra những chất đó.

b. Vì sao người ta khơng dùng vơi sống bón trực tiếp cho đất, cho cây trồng mà lại dùng vôi tỏa?

Bài 128: Các hợp chất nào sau đây đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến thực

phẩm?

CaCl2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, CaOCl2, NaCl, KNO3, MgSO4, MgCl2, Ca(H2PO4)2.

Bài 129: Trộn đều một phần vôi với bốn phần cát và lượng nước vừa đủ ta thu được

một khối nhão gọi là vữa vơi dùng để kết dính các viên gạch, đá với nhau trong các cơng trình xây dựng. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn chặt với gạch, đá.

Câu hỏi 1: Có phản ứng hóa học xảy ra trong q trình trộn vơi vữa khơng? Viết PTHH xảy ra (nếu có).

Câu hỏi 2: Vì sao vơi vữa lại đơng cứng dần và gắn vào gạch, đá?

a. Vì nƣớc bay hơi dần.

b. Vì có phản ứng giữa vơi tơi và khí cacbonic trong khí quyển tạo thành đá vơi. c. Cả 2 lí do trên.

Bài 130: Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít nước. Nước cứng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất. Nước cứng không dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc. Khi dùng nước cứng nấu làm rau, thịt khó chín; làm mất vị của nước chè. Giặt bằng nước cứng tốn xà phòng do Ca2+ làm kết tủa gốc axit trong xà phịng và làm xà phịng khơng lên bọt. Sử dụng nước cứng cho các thiết bị công nghiệp (thiết bị lạnh, nồi hơi,...) dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống,

Câu hỏi 1: Nƣớc cứng là gì? Có mấy loại nƣớc cứng? Thành phần các ion có trong các loại nƣớc cứng?

Câu hỏi 2: Nêu các phƣơng pháp làm mềm nƣớc cứng? Viết PTHH xảy ra.

Bài 131: Nước ngầm hay nước bề mặt ở vùng đá vôi khi sử dụng trong sinh hoạt và

trong cơng nghiệp có nhiều điều bất lợi. Một trong số những bất lợi đó là hiện tượng khi đun sôi nước rồi để nguội thấy xuất hiện một lớp cặn trắng lắng xuống đáy ấm đun. Trong công nghiệp, nếu sử dụng loại nước này cho nồi hơi cao áp có thể dẫn đến hiện tượng lãng phí năng lượng, thậm chí có thể gây tai nạn khi vỡ nồi hơi.

Câu hỏi 1: Giải thích hiện tƣợng trên bằng kiến thức hóa học?

Câu hỏi 2: Hãy đề xuất cách làm sạch cặn trắng bám trong đáy ấm đun nƣớc hoặc

phích nƣớc.

Bài 132: Động Phong Nha – Kẻ bàng ở tỉnh Quảng Bình là một trong những di sản

thiên nhiên thế giới của Việt Nam. Những thạch nhũ tuyệt đẹp ở động Phong Nha – Kẻ Bàng đã góp phần thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến với Quảng Bình mỗi năm. Cùng với Phong Nha – Kẻ Bàng, đất nước ta cịn có những hang động đá vơi tuyệt đẹp như động Hương Tích ở Mỹ Đức – Hà Nội, hang Bồ Nông ở vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, ...

Động Phong Nha – Kẻ Bàng

Bằng những hiểu biết hóa học, hãy giải thích q trình hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi?

Tại sao càng đi sâu vào trong hang động ta càng thấy khó thở?

Bài 133:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, truyện Trầu, cau là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh, em, vợ chồng. Ăn trầu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng. Hãy giải thích tại sao?

Bài 134: Nhơm là một kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tế. Dưới đây là hình ảnh

một số ứng dụng của kim loại nhôm:

Câu hỏi 1: Hãy nêu một số ứng dụng của nhơm và cho biết tính chất vật lí quan

trọng làm cho nhơm có những ứng dụng ƣu việt nhƣ trên.

Câu hỏi 2: Trong dãy điện hóa, nhơm đứng trƣớc sắt, có nghĩa là nhơm dễ phản

ứng với oxi hơn sắt. Nhƣng tại sao trong thực tế sắt bị gỉ cịn nhơm không bị gỉ?

Câu hỏi 3: Tại sao một vật bằng nhôm không tác dụng với nƣớc nhƣng lại dễ dàng tác dụng với nƣớc trong dung dịch kiềm? Có nên dùng đồ bằng nhơm (thau chậu…) để đựng nƣớc vơi khơng? Giải thích và viết PTHH minh họa.

Câu hỏi 4: Trong cuốn sách “800 mẹo vặt trong đời sống” có viết: nồi nhơm chỉ nên dùng để nấu cơm, nấu nƣớc; không nên dùng để nấu canh chua, không nên để canh chua q lâu trong nồi nhơm. Em hãy giải thích vì sao?

Bài 135: Nhân dịp cuối tuần, mẹ bạn An giao cho An cọ sạch mấy cái nồi bằng nhơm. Mẹ An nói: “con phải cọ cho sáng bóng lên đấy nhé!”. An lấy cái cọ nồi bằng kim loại cọ rửa mấy cái nồi đến khi sáng bóng lên thì cất vào tủ bếp. Tối, An lấy nồi ra nấu thì thấy chúng khơng sáng nhƣ lúc An mới đánh, An rất thắc mắc khơng biết tại sao? Em hãy giải thích cho bạn An hiểu nhé!

Bài 136: Bài báo “songkhoe.vn/nhung-cach-de-co-nuoc-sach-dung-sau-lu-s2964-0-

19924...” đã viết:

Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về người của cải mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Cơn bão lịch sử đổ bộ vào Quảng Ninh từ ngày 26/7/2015 kéo theo mưa lớn, sạt lở đất đá đã cuốn trôi đoạn đường ống nước D800 của nhà máy nước Diễn Vọng, gây gián đoạn việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. 85.000 hộ dân đã phải chịu cảnh khơng có nước sử

dụng từ 1 đến 2 tuần. Nhiều hộ gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.

Thiếu nguồn nước sạch để sử dụng trong mùa mưa bão là vấn đề gây khó khăn và nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta. Người dân vùng mưa lũ có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản để có nguồn nước sinh hoạt an tồn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phịng tránh các dịch bệnh xảy ra. Một trong những biện pháp đơn giản đó là làm trong nước bằng phèn chua.

1.Hình ảnh mƣa lũ tại Quảng Ninh 2.Phèn chua 3.Làm trong nƣớc bằng phèn chua

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Cho biết cơng thức hóa học của phèn chua.

Câu hỏi 2: Dân gian ta có câu: "Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong"

Tại sao phèn chua đƣợc sử dụng để làm trong nƣớc?

Câu hỏi 3: Khi pH của nƣớc nhỏ hơn 7, ngƣời ta thƣờng dùng phèn chua với vơi tơi để làm trong nƣớc. Khi đó q trình làm trong nƣớc diễn ra nhanh, triệt để mà lại tiết kiệm phèn. Hãy giải thích việc làm đó.

2.3.3.2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 137: Kim loại nào đƣợc sử dụng để chế tạo pin dùng trong các thiết bị điện tử,

nhƣ: máy tính xách tay, điện thoại, máy ảnh, xe điện...? A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.

Bài 138: Nhà máy điện hạt nhân sử dụng năng lƣợng thu đƣợc từ phản ứng hạt nhân

để sản xuất ra điện năng. Nhiệt lƣợng này theo hệ thống làm mát khép kín qua các máy trao đổi nhiệt, đun sôi nƣớc, tạo ra hơi nƣớc ở áp suất cao làm quay các turbine hơi nƣớc, và quay máy phát điện, sinh ra điện năng. Chất dùng để trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân là:

A. Na, K. B. Li, K. C. Li, Na. D. K, Cs.

Bài 139: Dịch vị dạ dày thƣờng có pH trong khoảng 2-3. Nếu ngƣời nào có pH của

dịch vị nhỏ hơn 2 thì dễ bị viêm loét dạ dày và gây ra các cơn đau dạ dày. Khi có cơn đau dạ dày, dùng thuốc muối sẽ thấy dịu hẳn do phản ứng của thuốc với dịch vị dạ dày, làm tăng pH. Thuốc muối là:

Bài 140: Diêm tiêu dùng để ƣớp thịt muối có tác dụng làm cho thịt giữ đƣợc màu

sắc hồng vốn có tự nhiên. Diêm tiêu là

A. KNO3. B. Na2CO3. C. KClO3. D. NaClO.

Bài 141: PTHH giải thích hiện tƣợng “nước chảy đá mòn” là:

A. Ca(HCO3)2 to CaCO3 + CO2 + H2O. B. Mg(HCO3)2 to MgCO3 + CO2 + H2O. B. Mg(HCO3)2 to MgCO3 + CO2 + H2O.

C. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2.

D. MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2.

Bài 142: Nếu bị bỏng do vơi bột thì ngƣời ta sẽ chọn phƣơng án nào sau đây là tối

ƣu để sơ cứu?

A. Rửa sạch vôi bằng nƣớc rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%. B. Lau khô sạch bột rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%.

C. Chỉ rửa sạch vôi bằng nƣớc rồi lau khô.

D. Lau khơ sạch bột rồi rửa bằng nƣớc xà phịng lỗng.

Bài 143: Để khử chua cho đất, ngƣời ta thƣờng dùng vơi toả để bón ruộng. Cách

làm vơi toả nhƣ sau: để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra thành bột mịn. Vơi toả gồm có những chất gì?

A. Ca(OH)2, CaCO3, CaO. B. Ca(OH)2, CaO, Ca(HCO3)2.

C. CaCO3, Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. D. CaO, CaCO3, Ca(HCO3)2.

Bài 144: Clorua vôi là chất bột màu trắng, có mùi hắc của clo, có tính oxi hóa mạnh

đƣợc dùng để tẩy uế, khử trùng, tẩy trắng.... Công thức hóa học của clorua vơi là A. CaOCl2. B. NaClO. C. BaCl2. D. KClO3.

Bài 145: Bệnh loãng xƣơng là một bệnh lý đƣợc đặc trƣng bởi sự giảm khối lƣợng

xƣơng, làm cho xƣơng trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Trên bề mặt xƣơng của ngƣời bệnh loãng xƣơng sẽ xuất hiện những lỗ thủng li ti giống nhƣ miếng bọt biển. Theo em những ngƣời bị bệnh loãng xƣơng là do

A. thiếu canxi. B. thiếu phopho. C. thiếu sắt. D. thiếu vitamin.

Bài 146: Axit fomic (HCOOH) có trong nọc kiến , nọc ong , sâu róm . Nếu khơng

A. Kem đánh răng. B. Xà phịng. C. Vơi. D. Giấm.

Bài 147: Giấy nhôm thƣờng đƣợc dùng để bao gói thực phẩm, các loại bánh kẹo,

không gây độc hại cho sức khỏe con ngƣời vì ngun nhân chính nào sau đây? A. Nhôm dẻo, dễ dát mỏng, bền. B. Nhôm nhẹ, dẻo.

C. Nhôm rẻ tiền. D. Nhơm có màu sắc đẹp.

Bài 148: Các đồ dùng bằng nhơm để trong khơng khí một thời gian dài hầu nhƣ

khơng bị ăn mịn. Ngun nhân của hiện tƣợng trên là do:

A. Nhơm có lớp màng oxit bền bảo vệ. B. Nhôm không phản ứng với oxi. C. Nhơm có lớp sơn ngồi bảo vệ. D. Nhôm là kim loại nhẹ.

Bài 149: Để hàn đƣờng ray xe lửa, ngƣời ta trộn bột nhôm với bột oxit kim loại gọi

là hỗn hợp tecmit. Khi phản ứng phản ứng xảy ra giữa nhôm và oxit kim loại sinh ra lƣợng nhiệt rất lớn có thể làm nóng chảy các kim loại. Hỗn hợp tecmit là hỗn hợp của nhôm với oxit: A. FeO. B. Fe3O4. C. CuO. D. Cr2O3.

Bài 150: Phèn chua đƣợc dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp

giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nƣớc. Cơng thức hóa học của phèn chua là

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm hóa học 12 (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)