Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm hóa học 12 (Trang 65 - 68)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới

2.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ

2.4.1.Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới

Bài dạy nghiên cứu kiến thức mới có nhiệm vụ giúp HS hình thành kiến thức, khái niệm mới trên cơ sở các kiến thức đã có thơng qua các hoạt động học tập. Để HS hình thành đƣợc kiến thức, kĩ năng một cách vững chắc và phát triển đƣợc NLGQVĐ, GV có thể sử dụng BT định hƣớng NL ở dạng BT vận dụng, BT GQVĐ và BT gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn để tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo các PPDH tích cực:

Ví dụ 1: Khi dạy phần tính chất hóa học của kim loại kiềm, GV có thể sử dụng

BT vận dụng để dẫn dắt HS GQVĐ, tìm ra tính chất hóa học của kim loại kiềm, đó là sử dụng BT sau:

Bài 1 - HTBT: Tính chất hố học cơ bản của kim loại kiềm là gì? Vì sao kim loại kiềm có tính chất đó? Dẫn ra các PTHH để minh hoạ?

- Hướng dẫn: GV hƣớng dẫn HS căn cứ vào kiến thức HS đã có, kết hợp với việc nghiên cứu SGK – Trang 107 (Hóa học12) để trả lời câu hỏi.

Ví dụ 2: Sử dụng BT GQVĐ trong nghiên cứu bài mới về tính chất hóa học của

nhôm hiđroxit khi sử dụng BT:

Bài 83 – HTBT: Có hiện tƣợng gì giống và khác nhau khi tiến hành đồng thời

cặp thí nghiệm sau? Hãy giải thích hiện tƣợng bằng PTHH.

a. Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ đến dƣ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dƣ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. b. Thí nghiệm 1: Nhỏ dung dịch HCl dƣ vào ống nghiệm chứa Al(OH)3.

Thí nghiệm 2: Thổi CO2 dƣ vào ống nghiệm chứa Al(OH)3.

- GV hướng dẫn HS cách phân tích và GQVĐ:

Kiến thức đã biết Kiến thức cần hình thành - Al(OH)3 là một hiđroxit lƣỡng tính

- Dung dịch NaOH và dung dịch NH3 có tính bazơ.

- Dung dịch HCl và CO2 có tính axit.

Al(OH)3 là một hiđroxit lƣỡng tính, tan trong dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh.

Mâu thuẫn cần giải quyết:

a. Tại sao thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan, cịn thí nghiệm 2 kết tủa khơng tan?

Gợi ý:

- So sánh tính bazơ của dung dịch NaOH và dung dịch NH3; Tính axit của dung dịch HCl và CO2?

- PTHH xảy ra nhƣ thế nào?

- Nhận xét về tính chất hóa học của Al(OH)3?

Ví dụ 3: Sử dụng BT gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn khi nghiên cứu về

nhôm sunfat (hợp chất của nhôm):

Bài 136 – HTBT: Bài báo “songkhoe.vn/nhung-cach-de-co-nuoc-sach-dung-

sau-lu-s2964-0-19924...” đã viết:

Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về người của cải mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Cơn bão lịch sử đổ bộ vào Quảng Ninh từ ngày 26/7/2015 kéo theo mưa lớn, sạt lở đất đá đã cuốn trôi đoạn đường ống nước D800 của nhà máy nước Diễn Vọng, gây gián đoạn việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả. 85.000 hộ dân đã phải chịu cảnh không có nước sử

dụng từ 1 đến 2 tuần. Nhiều hộ gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.

Thiếu nguồn nước sạch để sử dụng trong mùa mưa bão là vấn đề gây khó khăn và nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta. Người dân vùng mưa lũ có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản để có nguồn nước sinh hoạt an tồn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra. Một trong những biện pháp đơn giản đó là làm trong nước bằng phèn chua.

Câu hỏi 1: Cho biết cơng thức hóa học của phèn chua. Câu hỏi 2: Dân gian ta có câu: "Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong"

Tại sao phèn chua đƣợc sử dụng để làm trong nƣớc?

Câu hỏi 3: Khi pH của nƣớc nhỏ hơn 7, ngƣời ta thƣờng dùng phèn chua với vơi tơi để làm trong nƣớc. Khi đó q trình làm trong nƣớc diễn ra nhanh, triệt để mà lại tiết kiệm phèn. Hãy giải thích việc làm đó.

- Gợi ý:

+ HS nghiên cứu SGK – trang 128 (Hóa học 12) để tìm đƣợc cơng thức hóa học của phèn chua.

+ HS viết PTHH thủy phân ion Al3+, sau đó trả lời câu hỏi 2 và 3.

GV cũng lưu ý cho HS về ảnh hưởng của ion Al3+ đến sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập hóa học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm hóa học 12 (Trang 65 - 68)