2.2. Mơ tả q trình nghiên cứu, công cụ nghiên cứu
2.2.5. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng: Cán bộ quản lý, Trợ lý thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Học sinh và Phụ huynh học sinh trường THPT Thạnh Lộc. Bởi vì cán bộ quản lý là người trực tiếp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trợ lý thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là người trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh là đối tượng tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phụ huynh là người có ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
Về quy mô điều tra: + Cán bộ quản lý: 03 + Trợ lý thanh niên: 02 + Giáo viên chủ nhiệm: 36 + Giáo viên bộ môn: 30
+ Học sinh: 360 (khối 10: 120, khối 11: 120, khối 12: 120) + Phụ huynh: 60
Đối với cán bộ quản lý (Ban giám hiệu), tác giả điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Phát ra 03 phiếu, thu về 03 phiếu, cả 03 phiếu đạt yêu cầu.
Đối với giáo viên chủ nhiệm, tác giả điều tra bằng phiếu hỏi tất cả và phỏng vấn trực tiếp 12 giáo viên về tác dụng, cách thức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Ban giám hiệu nhà trường, về chế độ của giáo viên khi thực hiện hoạt động…Phát ra 36 phiếu, thu về 36 phiếu, cả 36 phiếu đều đạt yêu cầu.
Đối với giáo viên bộ môn, tác giả điều tra bằng phiếu hỏi 30 và phỏng vấn trực tiếp 8 giáo viên về nhận thức của giáo viên về hoạt động, hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở mức độ nào…; Phát ra 30 phiếu, thu về 30 phiếu, cả 30 phiếu đều đạt yêu cầu.
Đối với học sinh, tác giả điều bằng phiếu hỏi 360 và phỏng vấn trực tiếp 30 em đại diện cho 3 khối 10, 11, 12 về hiểu biết của các em về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, về các hoạt động mà các em hứng thú hoặc không hứng thú khi tham gia, đánh giá của các em về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường trong thời gian qua…; Phát ra 360 phiếu, thu về 360 phiếu, cả 360 phiếu đều đạt yêu cầu.
Đối với phụ huynh học sinh, tác giả điều bằng phiếu hỏi 60 và phỏng vấn trực tiếp 20 phụ huynh về đánh giá của phụ huynh về các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà nhà trường tổ chức trong thời gian qua, ảnh hưởng của hoạt động này đến con em của họ như thế nào. Tác giả phát ra 60 phiếu, thu về 60 phiếu, cả 60 phiếu đều đạt yêu cầu.
Ngoài ra, để đánh giá toàn diện hơn về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường THPT Thạnh Lộc, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát, nội dung quan sát chủ yếu là cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm trong các tiết thực hiện tại lớ, quan sát cách thức tổ chức các hoạt động của đoàn thanh niên, của các tổ chuyên môn…