Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường THPT, đó là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học, là sự tiếp nối, bổ sung hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là cầu nối gắn lý thuyết và thực hành, góp phần đào tạo tồn diện học sinh. Chính vì vậy, muốn tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có chất lượng và hiệu quả cao thì người cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần phải có nhận thức đầy đủ về hoạt động này.

Khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc như: các biện pháp phải làm cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả đáp ứng được mục tiêu hoạt động góp phần phát triển nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Các biện pháp phải có tính khả thi và có thể thực hiện được ở một số trường THPT khác. Các biện pháp phải phát huy tối đa và phối hợp tốt nhất của chủ thể hoạt động và người tổ chức hoạt động. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT hiện nay và căn cứ vào yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT và định hướng đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động của nhà trường nói chung, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nói riêng. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp tổ chức cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc

Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cần phải được xây dựng trên cơ sở đổi mới chương trình nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục tồn diện. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu giáo dục, trong quá trình tổ chức và thực hiện nhà quản lý và giáo viên cần phải đảm bảo tính hệ thống. Trước hết cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố, sự tác động của từng yếu tố đến kết quả hoạt động. hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp phải gắn bó với hoạt động dạy học, bổ trợ cho hoạt động này góp phần thực hiện tốt mực tiêu giáo dục cấp học. Có sự thống nhất cao, hợp lý giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành một chỉnh thể thống nhất. Luôn đảm bảo sự

cân bằng giữa các yếu tố của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tạo hiệu quả cao nhất, đạt được những mục tiêu mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đề ra.

Do đó để tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có chất lượng và đạt hiệu quả cao thì người cán bộ quản lý, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các lực lượng tổ chức phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ, nội dung, các nguyên tắc tổ chức hoạt động và nhất là linh hoạt vận dụng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị, từng lớp học, từng địa phương.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh về trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, đòi hỏi xã hội phải có một lực lượng lao động có đầy đủ tri thức, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp để nhanh chóng hịa nhập vào cộng đồng khu vực và trên thế giới. Chính đều này giáo dục trong nhà trường THPT đóng một vai trò rất quan trọng, giáo dục THPT là nền tảng để các em tiếp tục bước chân vào các trường Đại học, Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở đổi mới để đáp ứng mục tiêu giáo dục. Điều đó địi hỏi hoạt động này phải dựa trên cơ sở thực tiễn của nhà trường về định hướng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động, nhận thức của giáo viên và học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường…trên cơ sở đó việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mới đạt hiệu quả cao và mang tính khả thi. Nếu kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp khơng đảm bảo tính thực tiễn thì có thể khơng đáp ứng được yêu cầu giáo dục hoặc vượt quá khả năng thực hiện việc tổ chức hoạt động.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Trong q trình xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các nhà quản lý cần phải đưa ra các biện pháp cụ thể, hợp lý, để đạt được hiệu quả công việc một cách cao nhất. Nếu các nhà quản lý khơng tính đến tính hiệu quả cơng việc sẽ dẫn đến lãng phí sức người và sức của. Do vậy tính hiệu quả là một nguyên tắc nhà quản lý cần xây dựng trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học phổ thông.

bản, tồn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hố , hiện đại hoá , xã hội hoá , dân chủ hoá và hội nhập quốc tế " và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực , nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao , tâ ̣p trung vào viê ̣c đổi mới căn bản và toàn diê ̣n nền giáo dục quốc dân".

Điều lệ trường phổ thơng ở Điều 26 cũng đã nói “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.”

Do đó các biện pháp đưa ra phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục THPT, của đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tạo ra sản phẩm con người, những con người có trình độ cao, biết cách tự học, có hồi bão, có năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng với sự thay đổi nghề nghiệp. đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH.

Do đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thơng có mục tiêu giúp cho học sinh:

“1. Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp.

2. Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trung học cơ sở để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hồn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị -xã hội, năng lực tổ chức quản lí.

3. Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện ai trái của bản thân (để tự hồn thiện mình) và của người khác; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)