Đẩy mạnh quản lý việc phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 92)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

3.2.5. Đẩy mạnh quản lý việc phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường

trường tham gia vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường phải tăng cường phối hợp các lực lượng, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các lực lượng thực chất là để cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm có vai trị rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Bởi họ vừa là nhà giáo dục, là người trực tiếp tổ chức các hoạt động….Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Chính vì thế, Hiệu trưởng nhà trường cần phải biết phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia bao gồm phụ huynh học sinh, các đoàn thể như lực lượng vũ trang, hội phụ nữ… tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

b. Nội dung

Nhà quản lý cần xác định được lực lượng giáo dục phối hợp để chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong nhà trường một cách hiệu quả.

Phối hợp với Quận đồn trong cơng tác Đồn thanh niên để tổ chức mọi hoạt động Đoàn trong nhà trường đồng thời phối hợp với nhà trường tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và các lực lượng khác tham gia phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

c. Cách thực hiện

đề xuất với lãnh đạo Đoàn cấp trên trong việc lập kế hoạch hoạt động Đoàn trong năm học.

Trong các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng cần đưa thêm nội dung, kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phối hợp với cha mẹ học sinh được thực hiện thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và từng lớp, tùy theo tính chất của hoạt động để yêu cầu Ban đại diện hỗ trợ, có thể là vật chất hay mời dự các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các lớp, qua đó cha mẹ học sinh nắm được tình hình hoạt động, học tập của con em mình và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường hay là trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh về tình hình học tập, sinh hoạt ngoại khóa và đề ra ra những biện pháp cụ thể trong giáo dục với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tùy theo tính chất của từng hoạt động, có thể u cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ về mặt vật chất hoặc có thể mời đại diện một số cha mẹ học sinh tham gia tổ chức một số hoạt động nào đó. Đó cũng là những điều kiện có thể khai thác và phát huy tác dụng giáo dục, nhất là khi gia đình đã tổ chức thành ban đại diện cha mẹ học sinh có khả năng phối hợp với nhà trường thì sức mạnh đó càng tăng lên gấp bội. Đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động học tập rèn luyện trong thời gian học sinh học tập ở nhà.

Sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường: Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ trong các chương trình giáo dục truyền thống và thực hiện chương trình đền ơn đáp nghĩa để tăng niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của học, giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, nhớ cơng cha ơng đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng đất nước giầu đẹp văn minh. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục và hỗ trợ kinh phí cho cơng tác khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia hoạt động này.

Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp luân phiên dự giờ định kỳ hoặc đột xuất các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, tiết hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Thơng qua dự giờ, cha mẹ sẽ năm được tình hình học tập của con em mình và nhận thức được hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh. Cuối học kỳ, Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường nên tổ chức họp xét thi đua khen thưởng và xin nguồn kinh phí hỗ trợ từ Hội cha mẹ học sinh.

Nhà trường tổ chức các Hội thảo chuyên đề tùy theo tình hình nhà trường, để có dịp giáo viên và cha mẹ học sinh trao đổi các kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Khi tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường như: cắm trại, tham quan, lao động cơng ích, các hoạt động xã hội…, nhà trường có thể đặt vấn đề với các tổ chức ngoài nhà trường hỗ trợ như: các ban ngành, đoàn thể, nhà máy, cơ quan nơi cha mẹ học sinh làm việc.

Phối hợp với các lực lượng đoàn thể trong cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho học sinh: Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam…

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Trung tâm y tế dự phịng, Cơng an,… để báo cáo chuyên đề cho học sinh.

Nhà trường cần biết tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trị của các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ảnh hưởng đến phát triển nhân cách của học sinh, bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần thống nhất nội dung chương trình, yêu cầu của các hoạt động đối với học sinh để lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động phát huy tiềm năng, trí tuệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)