Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá khen thuởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 94)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá khen thuởng

a. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Qua đó nhà quản lý nắm được tồn bộ cơng việc đang diễn ra trong tổ chức của mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động hoặc đơn đốc nhắc nhở, hoặc động viên khích lệ để các thành viên trong tổ chức tham gia hoạt động tích cực hiệu quả hơn.

Nhà quản lý cần thực hiện thường xuyên, đánh giá chính xác ưu, nhược điểm, khen thưởng động viên, phê bình và kỷ luật kịp thời tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động diễn ra càng về sau càng đạt kết quả cao hơn.

b. Nội dung:

Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kiểm tra đánh giá chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí cụ thể về kiểm tra, đánh giá kết quả, đảm bảo công bằng, khách quan dựa trên ý thức tham gia và hiệu quả của các hoạt động. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí chung và những tiêu chí đặc thù.

Tiểu ban chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. Khi xây dựng chương trình cần có ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng Nhà trường.

c. Cách thực hiện:

Kiểm tra về nhận thức, quan điểm giáo dục, nhiệm vụ, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kiểm tra các bước từ khâu chuẩn bị tới khâu đánh giá kết quả trên kế hoạch và trong quá trình thực hiện của các lực lượng tham gia, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Hình thức kiểm tra đa dạng có thể dự giờ theo kế hoạch hoặc đột xuất, kiểm tra giáo án, kiểm tra bằng phiếu điều tra… Cần xây dựng tiêu chí cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ kiểm tra theo tháng đối với giáo viên chủ nhiệm có thể thực hiện dựa theo các tiêu chí: thực hiện đầy đủ các hoạt động theo kế hoạch, giáo án đầu đủ, chi tiết, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức, sử dụng các hình thức phù hợp, phong phú có kiểm tra, đánh giá. Mỗi tiêu chí này được đánh giá theo điểm, sau đó tổng kết so sánh giữa các giáo viên chủ nhiệm về mức độ hồn thành cơng việc làm cơ sở để đề nghị khen thưởng.

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và tập thể lớp dựa trên tiêu chí: mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyển tải, ý thức trách nhiệm tham gia và hiệu quả hoạt động.

Số lượng học sinh tham gia hoạt động, các sản phẩm của hoạt động, ý thức làm việc theo nhóm…Có thể sử dụng các hình thức đánh giá qua bài viết thu hoạch, quan sát cá nhân, tọa đàm, trao đổi, đánh giá chất lượng và số lượng sản phẩm, qua ý kiến người khác hoặc tự mình đánh giá.

Cơng tác tổng kết, nhận xét rút kinh nghiệm cần kịp thời, chính xác mang tính động viên. Cần xây dựng các tiêu chí khen thưởng cho mỗi hoạt động, phổ biến tới các lực lượng tham gia để mọi người phấn đấu đạt được thành tích đó. Bên cạnh đó cần xây dựng tiêu chí và quy định hình thức kỷ luật, tổ chức rút kinh nghiệm. Đối với giáo viên, cần chọn ra những giáo viên nhiệt tình có năng lực, tổ chức thành cơng các hoạt động để biểu dương trước tồn trường hoặc tính vào điểm thi đua. Cần khen thưởng những tập thể hoàn thành xuất sắc các hoạt động dựa vào các tiêu chí đã đưa ra đánh giá mức độ hồn thành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với học sinh, cần uốn nắn khen chê kịp thời, dựa vào mức độ hồn thành cơng việc, tự đánh giá của bản thân và sự bình bầu của giáo viên chủ nhiệm và các bạn.

Trên đây là sáu biện pháp chúng tôi đề xuất nhằm tăng cường quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Thạnh Lộc quận 12 thành phố

Hồ Chí Minh. Các biện pháp này cần được nhìn nhận trong một chỉnh thể thống nhất bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chỉ thực hiện riêng một biện pháp nào đó thì hiệu quả quản lý sẽ khơng cao. Các biện pháp được chúng tôi đưa ra xếp theo thứ tự từ nhận thức đến hành động để phù hợp với quá trình nhận thức cũng như khả năng thực hiện hoạt động. Nếu như biện pháp tăng cường nhận thức về vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp lên việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh khởi nguồn cho việc suy nghĩ thực hiện các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để làm gì thì biện pháp tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch sẽ là bước khởi đầu cho một chuỗi hoạt động. Tiếp theo là việc lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động, các phương tiện vật chất, lực lượng hỗ trợ tham gia, cuối cùng là đến khâu kiểm tra đánh giá khen thưởng cho các lực lượng tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)