Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 84)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

3.2.2. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

sinh rõ để họ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia, phải xem hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là một hoạt động chính khóa.

- Tổ chức trao đổi với phụ huynh về cách kiểm tra, cách giáo dục con em trong tình hình giáo dục mới. Tổ chức cam kết giáo dục giữa nhà trường -cha mẹ học sinh về học tập, đạo đức, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Quản lý chặt chẽ thời gian, phân bố hợp lý thời gian học tập, lao động, vui chơi, giải trí và các mối quan hệ xã hội của con em mình.

3.2.2. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. lên lớp.

a. Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơng cụ để quản lý, giúp Hiệu trưởng có cái nhìn bao qt về hoạt động diễn ra trong một năm, tập trung vào mục tiêu đã xác định có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Kế hoạch hóa tạo ra sự đồng bộ, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung, dự trù các tình huống khó khăn vấp phải trong q trình thực hiện kế hoạch.

Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là hoạt động rất đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung và hình thức hoạt động, đến thời gian và khơng gian tổ chức các hoạt động, khơng chỉ có lực lượng trong nhà trường mà cịn cả lực lượng ngồi nhà trường cùng tham gia. Do đó, việc cải tiến cơng tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của các hoạt động, tránh được các trường hợp bị động đối phó, hình thức giữa các hoạt động trong quy mơ tồn trường.

b. Nội dung:

Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được sự thống nhất cao trong Ban lãnh đạo và thông qua Hội

đồng sư phạm nhà trường để tất cả các thành viên trong nhà trường đều tự xây dựng cho cá nhân kế hoạch riêng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bên cạnh kế hoạch giảng dạy trên lớp.

Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đưa vào kế hoạch nhà trường, được Hội đồng sư phạm bàn bạc và thông qua vào đầu năm học.

Cần xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thành một văn bản riêng bao gồm đầy đủ các mặt hoạt động và có phân chia thời gian thực hiện từng thời kỳ, từng tháng. Bản kế hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi.

Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo hoạt động nhưng phải điều hành thông qua một tổ chức tổng hợp đa ngành để thu hút các lực lượng trong trường và ngoài xã hội cùng tham gia.

c. Cách thực hiện:

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch riêng cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp và phân cơng cụ thể cho một thành viên trong Ban lãnh đạo phụ trách cơng tác này để họ có kế hoạch cụ thể trong từng tháng, tuần của năm học. Việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động cả năm giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao qt về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học. Kế hoạch phải cụ thể trong từng tháng, từng tuần của năm học. Bản kế hoạch và chương trình cơng tác hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho một năm học của nhà trường có thể trình bày như sau:

Thời gian Nội dung

hoạt động Mục tiêu Thời gian thực hiện Địa điểm Hình thức tổ chức Phân công Điều chỉnh Tháng 9 Tháng 10 . . .

Cần tính đến khả năng của từng khối lớp để có tính thực tế, phù hợp, tính khả thi của các hoạt động.

Cần chú ý cân đối về thời gian, tránh chồng chéo giữa các hoạt động.

phát sinh để cùng giáo viên chủ nhiệm xin hỗ trợ về kinh phí cũng như lực lượng đảm bảo.

- Cần tổ chức, xây dựng các chương trình lồng ghép, các hoạt động chuyên đề mang tính giáo dục tồn diện và tính thẩm mỹ cao.

- Lực lượng cán bộ tiểu ban, trợ lý thanh niên cần có sự kết hợp thường xuyên, chặt chẽ để phát triển toàn diện nhân cách các em học sinh.

- Cần tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, cơng tác Đồn,... thực hiện nghiêm túc việc giao ban, báo cáo định kỳ với Ban giám hiệu.

Trưởng ban yêu cầu các thành viên trong tiểu ban tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho bộ phận được phân công. Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động có nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng của học sinh, phù hợp điều kiện của nhà trường, đáp ứng nhiệm vụ của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương, xác định chủ điểm cho từng thời gian để đạt được mục tiêu của giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch của tiểu ban, tình hình cụ thể của lớp mình mà xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, phương pháp, các mặt công tác đảm bảo cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lớp mình, đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tính thực tiễn cao.

Trong q trình quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng cần chú ý thường xuyên kiểm tra hồ sơ, giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm trong các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm hàng tháng. Trong khi kiểm tra cần chú ý tính phù hợp của hoạt động với điều kiện cụ thể của lớp mình, chủ đề có phù hợp, có bám sát chương trình hay khơng. Kiểm tra giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong đó phải thể hiện được mục tiêu giáo dục của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thể hiện nội dung hoạt động, các khâu chuẩn bị, tiến trình hoạt động, vật chất đảm bảo.

3.2.3. Quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a. Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường là rất quan trọng vì nhờ đó mà nhà trường sẽ thực hiện kế hoạch theo tiến độ cụ thể đã đề ra qua đó giúp cho Ban giám hiệu nhà trường dễ dàng quản lý các hoạt động.

Quản lý tốt việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm sẽ có vai trị quan trọng giúp hoạt động diễn ra hiệu quả. Thành viên Tiểu ban, trợ lý thanh niên có vai trị quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai hoạt động, giúp đỡ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện các hoạt động. Đây là những lực lượng quan trọng góp phần đưa những hoạt động trở thành thực tế sinh động, lôi cuốn học sinh tham gia. Quản lý tốt lực lượng này sẽ tạo động lực để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và học sinh tích cực tham gia.

b. Nội dung:

Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình.

Khi đã có kế hoạch, thành viên Tiểu ban phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt chẽ với trợ lý thanh niên và giáo viên chủ nhiệm.

c. Cách thực hiện:

# Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm:

Cần nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình. Yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp, và các em học sinh khả năng điều khiển chương trình, giải quyết tình huống. Để đạt được điều này giáo viên chủ nhiệm cần nắm tâm lý học sinh, khả năng của từng em, hoàn cảnh đặc biệt, năng khiếu… Cần giao luân phiên các nhiệm vụ cho học sinh, theo dõi, uốn nắn học sinh, kịp thời chỉnh sửa sai sót, đưa ra những ý kiến nhận xét khách quan về thái độ, hành vi và khả năng của các em, có những khen chê hợp lý kịp thời, động viên các em vượt qua những khó khăn khi thất bại trong cơng việc; có như thế mới phát huy được khả năng của các em. Ban giám hiệu yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm không làm thay công việc của học sinh. Tổ chức hướng dẫn học sinh cùng thiết kế các hoạt động theo một chủ điểm định sẵn; cùng với học sinh nắm chắc nội dung, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm tịi các phương pháp mới, hấp dẫn để tăng hiệu quả hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ đề xuất và sử dụng kinh phí cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện hoạt động. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện rõ sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhịp nhàng, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện mình là người tham mưu, tổ chức để các lực lượng này tự

nguyện tham gia các hoạt động và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Khâu cuối cùng giáo viên chủ nhiệm cần có phương pháp đánh giá kết quả một cách đơn giản, chính xác và khách quan; nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá, tự rút ra bài học cho mình, sau đó giáo viên chủ nhiệm là người tổng kết nhận xét kết quả đánh giá.

# Đối với thành viên Tiểu ban, Trợ lý thanh niên:

Lực lượng này cần lĩnh hội được tất cả những ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu. Khi đã có kế hoạch, thành viên của Tiểu ban phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt chẽ với trợ lý thanh niên và giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thành viên Tiểu ban cần tính đến khả năng của từng khối, lớp để có tính thực tế, tính phù hợp và tính khả thi của các hoạt động. Cần chú ý cân đối về thời gian, tránh chồng chéo giữa các hoạt động gây thiếu lực lượng tham gia hoặc giảm tính hấp dẫn của hoạt động. Cần theo dõi việc thực hiện của các lớp, nắm được những khó khăn phát sinh để cùng giáo viên chủ nhiệm xin hỗ trợ về kinh phí cũng như lực lượng đảm bảo. Cần tổ chức xây dựng các chương trình lồng ghép, các hoạt động chun đề mang tính giáo dục tồn diện và tính thẩm mỹ cao. Thành viên Tiểu ban, trợ lý thanh niên cần có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên tập huấn cho cán bộ lớp về các kỹ năng tổ chức, các kỹ năng mềm giải quyết tình huống, cách xây dựng và thiết lập các mối quan hệ trong xã hội để phát triển toàn diện nhân cách các em học sinh. Tiểu ban cần kết hợp với Ban giám hiệu hoặc tự bản thân tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, cơng tác Đồn… Thực hiện nghiêm túc việc giao ban, báo cáo định kỳ với Ban giám hiệu.

3.2.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a. Mục tiêu của biện pháp

Cùng với yếu tố con người, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cần có các phương tiện và nguồn tài chính nhất định phục vụ cho các hoạt động. Các thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp hết sức đa dạng, vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Bất kỳ hoạt động nào muốn thực hiện được cũng cần đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết thì mới đạt kết quả như mong muốn.

chất trong nhà trường, làm thế nào để sử dụng hợp lí, có hiệu quả nguồn cơ sở vật chất hiện có của nhà trường chính là mục tiêu của biện pháp này.

b. Nội dung:

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được thực hiện dần dần, từng bước. Hiệu trưởng cùng với kế toán xác định nguồn ngân sách có thể dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Xây dựng kế hoạch dài hạn về tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

c. Cách thực hiện:

Hàng năm, lập kế hoạch với những đề xuất cụ thể, chi tiết về việc sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác của trường cho việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị của nhà trường ngay từ dịp hè, khuyến khích giáo viên, học sinh thiết kế các đồ dùng dạy học tự làm đảm bảo tính tiện ích, hiệu quả sử dụng cao, tiết kiệm kinh phí.

Phân công một nhân viên phụ trách, thống nhất qui định, lề lối, thời gian mượn, trả các thiết bị để tránh thất thoát, hư hỏng. Hàng năm phải tổ chức rà soát, kiểm kê lại số lượng, chất lượng của các trang thiết bị hiện có.

Có như vậy mới quản lí tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng thời gắn trách nhiệm của trợ lý thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và người phụ trách bảo quản thu dọn trang thiết bị khỏi hư hỏng, mất mát.

Bên cạnh đó, việc xã hội hóa giáo dục cần được làm thường xuyên và có hiệu quả. Muốn làm được như vậy nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trường, tạo lập mối quan hệ tốt, uy tín, niềm tin đối với người dân địa phương và phụ huynh học sinh thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường, thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh làm tăng thêm niềm tin của phụ huynh học sinh với nhà trường.

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay tổ chức chính trị, xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án.

vào các tổ chức này, hiệu quả hoạt động của các em sẽ tạo niềm tin để các tổ chức này đầu tư cho nhà trường.

Khi đã được cung cấp nguồn tài chính, Ban giám hiệu lên kế hoạch cụ thể mua sắm trang thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng như đầu tư cho thư viện nhà trường, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, micro, âm li, loa đài…cho các lớp học, tránh việc mua sắm những trang thiết bị lãng phí khơng thiết thực trong việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3.2.5. Đẩy mạnh quản lý việc phối hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường tham gia vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường tham gia vào chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông thạnh lộc quận 12 thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)