3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh
a. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của giáo dục trong nhà trường hiện nay chính là giáo dục con người phát triển tồn diện, do đó u cầu giáo dục học sinh là phải chú trọng cả phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, chú trọng giáo dục học sinh từ những hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức đã có của học sinh, làm tăng thêm vốn kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của học sinh thông qua việc làm quen với nhiều dạng hoạt động khác nhau để học sinh có thể thích ứng, linh hoạt, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ, sống hịa nhập với xã hội thơng qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Việc nâng cao nhận thức được vị trí, vai trị, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo và tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các lực lượng là đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh, gia đình học sinh và các lực lượng ở cộng đồng xã hội là điều kiện đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả nó cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Để cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thì trước hết nhà trường mà đứng đầu là Hiệu trưởng phải hiểu rõ được mục đích, nhiệm vụ của trường THPT, mối quan hệ của nhà trường với các cơ quan đoàn thể ngoài xã hội
Trong bất kì hoạt động nào, nhận thức của người thực hiện là rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động đó. Nhận thức có đúng thì hoạt động mới đúng và đạt hiệu quả cao.
b. Nội dung:
Muốn nâng cao nhận thức cho học sinh và đặc biệt là đội ngũ cán bộ lớp về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chúng ta cần phải:
+ Làm cho giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp hiểu được vai trò, nhiệm vụ của mình và vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
+ Giáo viên chủ nhiệm cần phải chăm lo xây dựng lớp thành một tập thể đồn kết, nhất trí, biết tự quản lý các công việc của tập thể lớp
Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản về nhận thức giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch chủ nhiệm trước khi nhận lớp. Quán triệt các yêu cầu về đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay: thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo con người phát triển toàn diện phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Coi trọng hiệu quả của giáo dục toàn diện, phải đảm bảo được chuẩn kiến thức của học sinh phổ thông làm cơ sở cho các em học nghề nghiệp sau này, nhưng đồng thời phải đảm bảo các mục tiêu về phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống thể hiện qua các mặt: đức, trí, thể, mỹ được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống học sinh một cách phong phú và sinh động.
Cần nhận thức đầy đủ vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Đây là hoạt động nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức trên lớp, rèn luyện kỹ năng và giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, phù hợp với tâm - sinh lứa tuổi và hứng thú của học sinh.
Tổ chức cho đội ngũ giáo viên quán triệt các nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch hoạt động của nhà trường ngay từ đầu năm học, các kế hoạch của các tiểu ban và của Đồn thanh niên khơng có sự chồng chéo và phải thống nhất nhau.
Cần quán triệt cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phải quan tâm đến tâm - sinh lý lứa tuổi, để có những hoạt động phù hợp.
Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ, tình cảm của GV và học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để phát hiện và điều chỉnh kịp thời các lệch lạc có thể xảy ra.
c. Cách thực hiện:
# Đối với cán bộ giáo viên:
Thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ cán bộ giáo viên hiểu sâu sắc và có một cách nhìn đúng đắn về vai trị của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục tồn diện học sinh để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, thông báo công khai các kế hoạch hoạt động để giáo viên nắm rõ cần phải làm gì và làm như thế nào, tổ chức hướng dẫn cách thực hiện cho giáo viên. Tổ chức hội thảo, tọa đàm
nhằm trao đổi về kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên, chuyên viên có kinh nghiệm với lực lượng giáo viên trẻ nhằm nhân rộng những cá nhân có kinh nghiệm đến với hoạt động tạo sự thu hút trong đội ngũ học sinh.
Cần làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rằng hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp khơng phải là việc riêng của một bộ phận nào trong trường mà là việc làm của tập thể giáo viên tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, là nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viên. Đồng thời để tăng thêm tinh thần trách nhiệm của giáo viên, Hiệu trưởng cũng cần đưa việc tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào tiêu chí thi đua.
Tổ chức các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mẫu để các giáo viên chủ nhiệm dự, sau đó tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm để trao đổi kinh nghiệm tổ chức, cách tổ chức nhằm giúp giáo viên có định hướng về cách tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho lớp mình quản lý.
Hàng tháng khi triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các kế hoạch có sự hướng dẫn cụ thể về thời gian tổ chức, cách tổ chức,… cho lực lượng giáo viên, yêu cầu soạn giảng nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cho tất cả giáo viên, cũng như có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân cụ thể, có như vậy giáo viên sẽ hiểu được mục đích, u cầu của hoạt động và có trách nhiệm của cá nhân trong khâu tổ chức hoạt động này.
Trong các buổi họp Hội đồng, lồng ghép các nội dung báo cáo tình hình thời sự trong và ngồi nước, tình hình địa phương, chính trị để giúp giáo viên nắm rõ hơn yêu cầu đổi mới của đất nước, hiểu sự nghiệp CNH - HĐH đất nước cần những con người phát triển toàn diện mà hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp góp phần tạo nên những con người đó.
Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn.
# Đối với học sinh:
Thành viên Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng, tình cảm, nhu cầu học sinh để có sự điều chỉnh về kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức thực hiện cho phù hợp để có tác động tốt đến từng đối tượng học sinh nhằm đạt được
mục tiên giáo dục tốt nhất.
Thường xuyên tuyên truyền, giải thích, giáo dục ý thức, thái độ, tình cảm và động cơ tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tầm quan trọng của hoạt động này cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, báo cáo chuyên đề… thông qua Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đoàn thanh niên, lực lượng giáo viên chủ nhiệm.
Tổ chức ứng dụng các kiến thức đã được học tập trong trường vào thực tiễn cuộc sống của học sinh, sẽ góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn giá trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong chính q trình học tập và rèn luyện của các em.
Hình thức và nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thay đổi để cho hoạt động này phong phú, hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức nhằm làm cho học sinh cảm thấy yêu thích, lơi cuốn tham gia tích cực góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động.
# Đối với cha mẹ học sinh:
Trong q trình giáo dục, một lực lượng khơng thể thiếu đó chính là giáo dục gia đình. Cha mẹ học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giáo dục đạt kết quả cao, là lực lượng gần gũi học sinh hàng ngày ngồi giờ học chính thức tại trường. Do đó chúng ta cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các biện pháp cụ thể như:
- Hàng tháng khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm mời Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cùng dự các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp để cha mẹ học sinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động này, cùng tham gia với học sinh, đó chính là nguồn động viên học sinh tham gia tích cực.
- Nhà trường có hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông báo các kết quả theo dõi về tình hình học tập, kỷ luật của học sinh, thơng báo các lịch hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường cho phụ huynh biết để phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động, cũng như phân phối thời gian học tại nhà hợp lý để học sinh có điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường. Chứng minh cho cha mẹ học sinh đây là hoạt động lành mạnh và bổ ích, sẽ góp phần giúp học sinh học tốt hơn, tránh xa
được các hành vi và thói quen khơng tốt.
- Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh các phương pháp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. Điều quan trọng là giúp cha mẹ học sinh nắm được thời khóa biểu học tập và sinh hoạt của học sinh, các kế hoạch, nội dung hoạt