3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
3.2.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình hoạt động
nhiệm cần có phương pháp đánh giá kết quả một cách đơn giản, chính xác và khách quan; nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá, tự rút ra bài học cho mình, sau đó giáo viên chủ nhiệm là người tổng kết nhận xét kết quả đánh giá.
# Đối với thành viên Tiểu ban, Trợ lý thanh niên:
Lực lượng này cần lĩnh hội được tất cả những ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu. Khi đã có kế hoạch, thành viên của Tiểu ban phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt chẽ với trợ lý thanh niên và giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thành viên Tiểu ban cần tính đến khả năng của từng khối, lớp để có tính thực tế, tính phù hợp và tính khả thi của các hoạt động. Cần chú ý cân đối về thời gian, tránh chồng chéo giữa các hoạt động gây thiếu lực lượng tham gia hoặc giảm tính hấp dẫn của hoạt động. Cần theo dõi việc thực hiện của các lớp, nắm được những khó khăn phát sinh để cùng giáo viên chủ nhiệm xin hỗ trợ về kinh phí cũng như lực lượng đảm bảo. Cần tổ chức xây dựng các chương trình lồng ghép, các hoạt động chun đề mang tính giáo dục tồn diện và tính thẩm mỹ cao. Thành viên Tiểu ban, trợ lý thanh niên cần có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên tập huấn cho cán bộ lớp về các kỹ năng tổ chức, các kỹ năng mềm giải quyết tình huống, cách xây dựng và thiết lập các mối quan hệ trong xã hội để phát triển toàn diện nhân cách các em học sinh. Tiểu ban cần kết hợp với Ban giám hiệu hoặc tự bản thân tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, cơng tác Đồn… Thực hiện nghiêm túc việc giao ban, báo cáo định kỳ với Ban giám hiệu.
3.2.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a. Mục tiêu của biện pháp
Cùng với yếu tố con người, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cần có các phương tiện và nguồn tài chính nhất định phục vụ cho các hoạt động. Các thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp hết sức đa dạng, vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Bất kỳ hoạt động nào muốn thực hiện được cũng cần đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết thì mới đạt kết quả như mong muốn.
chất trong nhà trường, làm thế nào để sử dụng hợp lí, có hiệu quả nguồn cơ sở vật chất hiện có của nhà trường chính là mục tiêu của biện pháp này.
b. Nội dung:
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được thực hiện dần dần, từng bước. Hiệu trưởng cùng với kế toán xác định nguồn ngân sách có thể dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Xây dựng kế hoạch dài hạn về tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
c. Cách thực hiện:
Hàng năm, lập kế hoạch với những đề xuất cụ thể, chi tiết về việc sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác của trường cho việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị của nhà trường ngay từ dịp hè, khuyến khích giáo viên, học sinh thiết kế các đồ dùng dạy học tự làm đảm bảo tính tiện ích, hiệu quả sử dụng cao, tiết kiệm kinh phí.
Phân công một nhân viên phụ trách, thống nhất qui định, lề lối, thời gian mượn, trả các thiết bị để tránh thất thoát, hư hỏng. Hàng năm phải tổ chức rà soát, kiểm kê lại số lượng, chất lượng của các trang thiết bị hiện có.
Có như vậy mới quản lí tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng thời gắn trách nhiệm của trợ lý thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và người phụ trách bảo quản thu dọn trang thiết bị khỏi hư hỏng, mất mát.
Bên cạnh đó, việc xã hội hóa giáo dục cần được làm thường xuyên và có hiệu quả. Muốn làm được như vậy nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trường, tạo lập mối quan hệ tốt, uy tín, niềm tin đối với người dân địa phương và phụ huynh học sinh thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường, thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh làm tăng thêm niềm tin của phụ huynh học sinh với nhà trường.
Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay tổ chức chính trị, xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án.
vào các tổ chức này, hiệu quả hoạt động của các em sẽ tạo niềm tin để các tổ chức này đầu tư cho nhà trường.
Khi đã được cung cấp nguồn tài chính, Ban giám hiệu lên kế hoạch cụ thể mua sắm trang thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng như đầu tư cho thư viện nhà trường, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, micro, âm li, loa đài…cho các lớp học, tránh việc mua sắm những trang thiết bị lãng phí khơng thiết thực trong việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.